Thứ Hai, 16/09/2013 10:24

Sẽ giải thể “siêu tổng công ty” SCIC nếu lỗ kéo dài?

Bộ Tài chính vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo điều lệ hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).

SCIC có vốn điều lệ là 40.000 tỷ đồng, do nhà nước cấp để thành lập, kinh doanh và sẽ được bổ sung trong quá trình hoạt động

Theo đó, với mục tiêu là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước thông qua việc làm chủ sở hữu và đại diện vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty, SCIC sẽ có hoạt động trong các lĩnh vực chính như: đầu tư, kinh doanh vốn nhà nước thông qua tiếp nhận và thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với doanh nghiệp và phần vốn do Tổng công ty tiếp nhận và trực tiếp đầu tư; tiếp tục thực hiện các hoạt động sắp xếp, cổ phần hoá, bán vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp được chuyển giao theo quy định hiện hành; đầu tư và kinh doanh vốn vào ngành, lĩnh vực, dự án đem lại hiệu quả kinh tế.

Tổng công ty cũng sẽ đầu tư vốn vào các tập đoàn, tổng công ty, hoặc công ty mẹ hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề nhà nước nắm giữ quyền chi phối; Đầu tư vốn vào các dự án theo chỉ định của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; Cung cấp các dịch vụ tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn quản trị doanh nghiệp, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, tư vấn mua bán sáp nhập doanh nghiệp, các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật...và các nhiệm vụ khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

SCIC có vốn điều lệ là 40.000 tỷ đồng, do nhà nước cấp để thành lập, kinh doanh và sẽ được bổ sung trong quá trình hoạt động.

Chính phủ yêu cầu Tổng công ty ty có nghĩa vụ quản lý, sử dụng có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư và vốn nhà nước tại các doanh nghiệp được giao quản lý theo quy định của pháp luật, thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mà tổng công ty nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điều lệ này.

Đáng chú ý, dự thảo quy định, SCIC sẽ bị giải thể trong trường hợp kinh doanh thua lỗ kéo dài nhưng chưa lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn; hoặc không thực hiện được các nhiệm vụ do Nhà nước quy định sau khi đã áp dụng các biện pháp cần thiết.

SCIC cũng có thể bị giải thể nếu việc tiếp tục duy trì Tổng công ty là không cần thiết. Thủ tướng Chính phủ sẽ là người quyết định giải thể Tổng công ty theo quy định của pháp luật.

Dự thảo cũng quy định một số quyền hạn và trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thành viên SCIC, ban lãnh đạo, trong đó nêu rõ các thành viên và tổng giám đốc SCIC sẽ bị miễn nhiệm hoặc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn khi không hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu được giao; báo cáo không trung thực tình hình tài chính của Tổng công ty.

Sau khi được hoàn tất lấy ý kiến, điều lệ này sẽ được trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành.

Ngô Trang

vneconomy

Các tin tức khác

>   Sẽ “soi” lỗ của Kao Việt Nam (16/09/2013)

>   Hai phương án về thành phần kinh tế (16/09/2013)

>   Phó TGĐ Petrolimex: Không muốn lãi thì làm DN công ích (16/09/2013)

>   Doanh nghiệp đã vượt qua khó khăn? (15/09/2013)

>   Yêu cầu COMA phải thoái vốn tại 9 doanh nghiệp (15/09/2013)

>   Thủy điện: Sau bùng nổ là... trả giá! (15/09/2013)

>   Việt Nam "nắn" lại chiến lược đóng tàu (15/09/2013)

>   Thị trường điện máy chưa hết lo (15/09/2013)

>   Mobifone có thể tách khỏi VNPT (14/09/2013)

>   Việt Nam và Tây Ban Nha tăng trao đổi thương mại (14/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật