Thứ Hai, 23/09/2013 06:02

“Quản” DNNN: Học gì từ thế giới?

“Ở các nước, doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) chỉ làm những lĩnh vực tư nhân không làm được. DNNN các nước đó không đứng ra kinh doanh lấy lãi và cũng không đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”.

Đề án tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định 929/QĐ-TTg. Dù vậy, quá trình cổ phần hóa DNNN vẫn đang diễn ra rất chậm.

Nhiều quan điểm cho rằng, nguyên nhân dẫn tới chậm chễ như vậy là do chưa có động lực tác động các DNNN, do tâm lý sợ rủi ro, chờ đợi nhiều hơn là nỗ lực, sáng tạo…

Ở những nước tiên tiến, tỷ trọng DNNN rất nhỏ, khoảng dưới 10%, như ở Mỹ chỉ dưới 2%. Tại Việt Nam, số lượng DNNN đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, khoảng 28% GDP. Nếu cộng với năm ngân hàng thương mại quốc doanh, tỷ trọng là 34% GDP.

Ở những nước tiên tiến, tỷ trọng DNNN rất nhỏ, khoảng dưới 10%, như ở Mỹ chỉ dưới 2%. Tại Việt Nam, số lượng DNNN đang chiếm tỷ trọng rất lớn trong nền kinh tế quốc dân, khoảng 28% GDP

GS-TSKH. Võ Đại Lược - Giám đốc Trung tâm Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương cho biết, trên thế giới, không có một nền kinh tế thị trường nào mà quốc doanh chiếm một tỷ lệ lớn như Việt Nam. Hơn nữa, đến nay khối DNNN vẫn nắm các lĩnh vực có lãi lớn và là đầu vào quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, khu vực này lại đang ở trong tình trạng giám sát kém, thua lỗ và không hiệu quả. DNNN chiếm khoảng 60% tổng dư nợ của đất nước và chiếm phần lớn tỷ lệ nợ xấu. Hầu hết dư nợ tín dụng nằm trong tay năm NHTM quốc doanh.

Theo GS-TSKH. Võ Đại Lược, cần phải giảm tỷ trọng DNNN xuống bằng cách buông hết những lĩnh vực không cần nắm bằng cổ phần hóa. Ngoài ra, thực hiện quản trị DNNN theo chuẩn quốc tế. Việt Nam đã bàn quá nhiều về quản lý DNNN, dù những chính sách hay nhưng đi vào cuộc sống lại không bao nhiêu.

Vì vậy, nên áp dụng các cơ chế, chính sách thế giới đã làm và có kết quả. Có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý hiệu quả DNNN của Singapore, một đất nước còn nhiều DNNN.

Liên quan đến vấn đề này, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, tái cơ cấu DNNN đồng nghĩa với việc đẩy mạnh khu vực tư nhân.

“Thử nhìn sang nước khu vực như Thái Lan. Xuất khẩu gạo của họ đã tư nhân hóa từ rất lâu trong khi Việt Nam lại không làm được với tư duy phải có an ninh lương thực. Về xăng dầu, Campuchia cũng đã tư nhân hóa. Vậy tại sao chúng ta không làm được? Chúng ta hãy học hỏi một cách cầu thị.”, ông Thành nhấn mạnh.

Đồng quan điểm trên, chuyên gia Tài chính – Ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết, “ở Mỹ, Nhà nước chỉ quản lý những lĩnh vực trọng yếu như: an ninh quốc phòng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông… Còn nhiều lĩnh vực khác đều nhường lại cho tư nhân. DNNN chịu sự quản lý của một cơ quan liên bang có tên Government Accountability Office (Cơ quan Kiểm toán Hoa Kỳ). Tuy nhiên, cơ quan này không quản lý trực tiếp mà theo định hướng kinh tế thị trường, các DNNN tự chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình. Trong khi đó, các DNNN của Việt Nam vẫn cần có “bàn tay” của Chính phủ”.

Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu cũng cho biết thêm, ở Mỹ cũng không tránh khỏi tình trạng DNNN làm ăn thất thoát nhưng rất ít và bị điều chỉnh ngay.

“Chẳng hạn ngành Bưu điện của nước này thường trong tình trạng thua lỗ nhưng vốn đã xác định sẽ như vậy và luôn được kiểm soát rất chặt chẽ”, ông Hiếu ví dụ.

Còn chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành thì chia sẻ, ở nhiều nước tiên tiến, DNNN chỉ làm dịch vụ, phục vụ nhân dân.

DNNN các nước đó chỉ làm những lĩnh vực tư nhân không làm được và không bao giờ giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Nhà nước không đứng ra kinh doanh lấy lãi. Họ quan niệm doanh nghiệp tư nhân mới chính là nội lực của nền kinh tế và Nhà nước chỉ đóng vai trò hỗ trợ, phục vụ cho nền kinh tế, cho nhân dân.

Chẳng hạn ở Anh, mọi lĩnh vực như: khoáng sản, hàng không, sắt thép…đều do tư nhân làm. Ở Pháp hiện giờ chỉ còn những DNNN về lĩnh vực phục vụ như: tàu hỏa… Còn lĩnh vực hàng hải, xăng dầu Nhà nước cũng không nắm giữ.

“Điều đáng nói là họ quản lý nhân sự rất tốt, đúng người đúng việc nên rất hiếm khi xảy ra tham nhũng, thất thoát tài sản…Vấn đề kiểm toán, quy định mua bán tài sản của họ cũng rất chặt chẽ. Đặc biệt không bao giờ xảy ra đầu tư ngoài ngành. Trong khi đó, tại Việt Nam, hầu hết các lĩnh vực đều do DNNN giữ vai trò chủ đạo. Trong lần tái cơ cấu này, thiết nghĩ những gì doanh nghiệp tư nhân có thể làm thì Nhà nước nên chuyển giao cho họ làm, không nên chờ đợi nữa”, ông Bùi Kiến Thành nhấn mạnh./.

Quỳnh Anh

Tổ Quốc

Các tin tức khác

>   Áp thuế tự vệ dầu thực vật: DN phải có sự liên kết (22/09/2013)

>   Nguy cơ hết tôm nguyên liệu phục vụ cho xuất khẩu (22/09/2013)

>   Doanh nghiệp chây ì nợ thuế, sướng hơn nợ ngân hàng (22/09/2013)

>   Không miễn thuế NK xe buýt chạy bằng khí CNG tại Bình Dương (22/09/2013)

>   Kinh tế TP HCM dần hồi phục (22/09/2013)

>   Dự án “siêu rùa” tại VNPT “phá sản“ vì công nghệ lạc hậu (22/09/2013)

>   Đàm phán TPP: Mỹ đã bật đèn xanh cho Trung Quốc? (22/09/2013)

>   Vinashin cần hơn nghìn tỷ để tái cơ cấu nhân sự (21/09/2013)

>   Phá thế độc quyền của “nhóm lợi ích”: Vẫn lực bất tòng tâm (21/09/2013)

>   Sẽ có nghị định về đầu tư theo hình thức công - tư (21/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật