Chủ Nhật, 08/09/2013 22:04

Cạnh tranh kéo giá xuất khẩu nông sản giảm

Giá các mặt hàng xuất khẩu giảm trong 8 tháng đầu năm giảm mạnh, theo các doanh nghiệp, chuyên gia trong ngành, là do các doanh nghiệp cạnh tranh về giá chào hàng cho đối tác nhập khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 8 tháng đầu năm, giá xuất khẩu nhân điều giảm hơn 8%, hạt tiêu giảm 3,6%, gạo giảm 3,2%, cao su giảm 17,9% so với cùng kỳ năm ngoái…

Giá xuất khẩu hạt điều giảm là do tình hình kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp trong ngành buộc phải cạnh tranh giá bán

Ông Đặng Hoàng Giang, Tổng thư ký Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) cho rằng nhu cầu tiêu thụ sản phẩm điều ở các quốc gia nhập khẩu vẫn tăng cao, nhưng giá xuất khẩu giảm là do tình hình kinh doanh khó khăn, các doanh nghiệp trong ngành buộc phải cạnh tranh giá bán, chào giá thấp và chấp nhận giảm lợi nhuận để đẩy nhanh số lượng bán hàng trong những tháng cuối năm.

Cụ thể, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 8 ước đạt 28.000 tấn, trị giá 192 triệu đô la Mỹ, đưa tổng lượng xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2013 đạt 168.000 tấn với 1,07 tỉ đô la Mỹ, tăng 18,9% về lượng và 10,8% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng giá xuất khẩu trung bình 7 tháng đầu năm đạt 6.260 đô la Mỹ/tấn, giảm 8,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ông Giang cho rằng, sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều vẫn tăng là tín hiệu khả quan cho ngành nhưng giá xuất khẩu giảm đã chứng tỏ hoạt động xuất khẩu điều trong 8 tháng đầu năm nay vẫn chưa hiệu quả như mong đợi. Việc thống nhất giá xuất khẩu trong ngành điều khó có thể thực hiện được, bởi hiện có đến 50% doanh nghiệp xuất khẩu điều là các cơ sở và doanh nghiệp nhỏ.

Về phía doanh nghiệp, tổng giám đốc một doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng nông sản ở TPHCM phân tích, mỗi doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh khác nhau, nên việc giảm giá bán để đẩy nhanh lượng hàng tồn đều nằm trong kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với mặt hàng tiêu xuất khẩu, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp không nên giảm giá bán quá sâu vì sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất tiêu trong nước, nhưng vẫn không khả thi. “Các thương nhân nước ngoài vào Việt Nam mua hàng thường thăm dò giá cả ở nhiều công ty khác nhau, nếu doanh nghiệp nào chào giá thấp nhất họ sẽ ưu tiên mua. Nếu tình trạng này kéo dài, giá tiêu xuất khẩu sẽ tiếp tục giảm sâu”, vị giám đốc nói trên lo lắng.

Sơn Nghĩa

tbktsg

Các tin tức khác

>   Đầu tư ngoài ngành của tập đoàn, tổng công ty: Thoái vốn nhưng không tháo chạy (08/09/2013)

>   Nguyên nhân làm chậm tốc độ tăng trưởng công nghiệp (08/09/2013)

>   Xây dựng Luật Đầu tư công, sửa Luật Phá sản (08/09/2013)

>   Việt Nam có tiềm năng mạnh về công nghệ thông tin (07/09/2013)

>   Cắt khí Nam Côn Sơn, EVN đổ dầu phát điện (07/09/2013)

>   Cần tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tái cơ cấu DNNN (07/09/2013)

>   Lợi nhuận cao nhờ xuất khẩu chôm chôm trái vụ (07/09/2013)

>   EU - Thị trường hấp dẫn cho tôm Việt Nam (07/09/2013)

>   Thị trường bán lẻ: Giàu tiềm năng, nhiều thách thức - Bài 2: Lợi thế “người trong nhà” (07/09/2013)

>   Giải pháp cho tăng trưởng xanh (07/09/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật