Thứ Năm, 29/08/2013 06:57

Nghịch lý: Cả nước thừa, miền Nam thiếu điện

1/4 sản lượng điện hiện nay đang được bán với giá bao cấp.

Tới năm 2016, lần đầu tiên hệ thống điện toàn quốc sẽ vừa đáp ứng đủ nhu cầu, vừa có tỉ lệ dự phòng ở mức hợp lý 27%-33% tại thời điểm nhu cầu điện cao nhất trong năm. Về cơ bản, kết quả khả quan này sẽ kéo dài tới 2020. Tuy nhiên, điều bất hợp lý là trong hệ thống ấy, nguồn điện phát ở miền Bắc, miền Trung sẽ dư thừa nhiều, trong khi miền Nam lại bị thiếu hụt ba năm 2017-2019.

Báo cáo trong phiên họp Chính phủ ngày 28-8, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết dự báo nêu trên được đưa ra trên cơ sở cập nhật dự báo tăng trưởng kinh tế trung - dài hạn và tiến độ triển khai các dự án nguồn điện trên cả nước từ nay đến 2020. Theo ông Hoàng, bất hợp lý trên có thể được khắc phục phần nào bằng tăng công suất truyền tải trên đường dây 500 KV Bắc-Nam, tăng thời gian vận hành các nhà máy nhiệt điện phía Nam.

Để giải quyết những vấn đề đặt ra, Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh danh mục các dự án nguồn điện cùng tiến độ triển khai từ nay đến 2020. Đồng thời cho phép một số cơ chế đặc thù để đẩy nhanh tiến độ ba dự án: Long Phú 1 (hiện do Tập đoàn Dầu khí VN làm chủ đầu tư), Duyên Hải III và Vĩnh Tân 4 (đều do EVN làm chủ đầu tư).

Báo cáo của Bộ Công Thương không đề cập tới giá điện, tuy nhiên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng căn cơ phải là tiết kiệm điện, kiểm soát chặt chi phí đầu vào trong sản xuất, phân phối điện. “Giải pháp thì nhiều nhưng quan trọng là phải đưa tất cả theo cơ chế thị trường” - Thủ tướng nhấn mạnh.

Cụ thể, 1/4 sản lượng điện hiện nay đang được bán với giá bao cấp, trong đó 2/3 là cho hộ nghèo, thì tiến tới phải tính giá bán bằng chi phí đầu vào, tức không tính lãi. 1/3 còn lại bán rẻ cho HTX điện nông thôn, cho các khu tập thể, thủy nông tưới tiêu... thì phải tính lại những chỗ bất hợp lý. Phần còn lại phải kiên trì chuyển sang cơ chế thị trường, có lãi để bù cho phần chính sách xã hội.

“Chủ trương đã có thì cần khẩn trương tính toán, công khai hết để dân hiểu. Chứ chúng ta bao cấp quá thì doanh nghiệp chỉ dựa vào đó mà kiếm lợi” - Thủ tướng nói.

Phải công khai, minh bạch với dân

Lộ trình điều chỉnh giá điện là chủ trương chung của Chính phủ. Tại phiên họp này, Thủ tướng cũng đề cập và quán triệt, chúng ta theo lộ trình, phải điều chỉnh dần. Thủ tướng cũng đề cập một vấn đề rất quan trọng, đó là với giá điện, chính phủ vẫn bao cấp một số lượng điện nhất định cho người nghèo nhưng bằng tiền mặt, đồng thời có chương trình hỗ trợ người dân chuyển sang dùng bóng đèn tiết kiệm điện. Tới đây, giá điện cũng như xăng dầu, Chính phủ chỉ đạo phải công khai, minh bạch với dân, vì chúng ta làm tất cả cũng là lo cho nền kinh tế và cho dân.

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ VŨ ĐỨC ĐAM

Nghĩa Nhân

Pháp luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Dù lãi hay lỗ, DNNN cũng buộc phải thoái vốn ngoài ngành (28/08/2013)

>   Yêu cầu khai báo rõ ràng, đầy đủ khi nhập khẩu sữa (28/08/2013)

>   Doanh nghiệp Việt Nam-Indonesia tìm cơ hội hợp tác đầu tư (28/08/2013)

>   Doanh thu bán hàng đa cấp hơn 4.000 tỉ đồng (28/08/2013)

>   Loạn quảng cáo thổi phồng (28/08/2013)

>   FDI: Mở cửa nhưng phải có rào (28/08/2013)

>   Gạch non dưới chân voi khủng (28/08/2013)

>   Hà Nội duyệt đường trên cao, Vingroup được hai dự án lớn (28/08/2013)

>   Sản xuất phân bón: Sẽ quản lý chặt (28/08/2013)

>   Bắt đầu tự vệ cho hàng sản xuất trong nước (28/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật