Thứ Hai, 19/08/2013 21:34

Nên giữ hay giảm đất lúa?

Nhiều giải pháp với mục đích làm sao để người nông dân gắn bó với bờ xôi ruộng mật đã được đưa ra. Đặc biệt, ngay trong thời điểm yêu cầu về tái cơ cấu ngành nông nghiệp đang trở nên bức thiết nhất, nhiều ý chuyên gia bày tỏ ý kiến nên mạnh dạn từ bỏ tư duy "phải giữ đất lúa” để trồng những cây có giá trị kinh tế cao hơn, có như vậy người nông dân mới không muốn bỏ ruộng.

Khi nông dân hờ hững với "bờ xôi ruộng mật”

Trước hiện tượng nông dân không còn mặn mà với ruộng lúa, thậm chí có địa phương xuất hiện tình trạng nông dân trưng biển bán ruộng, hoặc trả lại ruộng đất cho Nhà nước… Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có yêu cầu các địa phương phải báo cáo về thực trạng nói trên. Và cho đến thời điểm này, số liệu của Bộ NN & PTNT cho hay, chỉ tính riêng 6 tỉnh vùng Đồng bằng sông Hồng và miền Trung đã có 6 tỉnh xuất hiện tình trạng nông dân bỏ ruộng hoặc trả lại ruộng với diện tích lên tới 1.000 ha.

Ở một nước chủ yếu làm nông nghiệp và giữ vị trí nhất, nhì thế giới về xuất khẩu gạo mà lại diễn ra tình trạng cây lúa bị bỏ rơi thực sự là điều khó tưởng tượng. Và từ lâu, nhiều giải pháp đã được bàn thảo để làm sao nâng cao được giá trị hạt gạo, để làm sao, công sức người nông dân bỏ ra được đền đáp xứng đáng… tuy nhiên, dường như tất cả mới chỉ dừng lại ở… lý thuyết. Để đến khi hiện tượng nông dân bỏ ruộng diễn ra ồ ạt, thì con số 1.000 ha ruộng lúa bị bỏ hoang nói trên đã và đang gây nhức nhối cho tất cả những ai quan tâm đến sự sinh tồn của người nông dân, sự sinh tồn của ngành lúa gạo hiện nay.

Vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay là: Làm sao để người nông dân quay trở lại yêu quý đồng ruộng của mình? Điều trước tiên là phải giải quyết được nguyên nhân khiến người nông dân không còn mặn mà với ruộng lúa. Mà một trong những nguyên nhân chính đó là trồng lúa không hiệu quả.


Giảm đất lúa và yêu cầu đảm bảo an ninh lương thực

Và để giải quyết một phần yêu cầu này, kế hoạch chuyển đổi 200.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang trồng các cây khác mang lại lợi nhuận kinh tế cao của Bộ NN&PTNT được khá nhiều ý kiến ủng hộ. Và chính Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cũng đã khẳng định rằng, chuyển đổi đất lúa chỉ đơn thuần là chuyển đổi sang các cây trồng khác có lợi hơn về kinh tế, chứ không phải là chuyển đổi mục đích sử dụng.

Đưa ra những giải pháp để giữ chân người nông dân với đồng ruộng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Bình, ông Phan Văn Khoa cũng cho rằng, chúng ta nên đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng bằng cách, đối với chân ruộng rất thích hợp cho cây lúa, cần tập trung chuyển đổi giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản. Còn đối với ruộng lúa kém hiệu quả, nên tập trung phát triển cây màu dễ tiêu thụ, có hiệu quả kinh tế cao. Ông Khoa cũng nhấn mạnh rằng, việc này không phải là chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa.

Như vậy, có thể thấy rõ, một trong những yêu cầu bức thiết nhất hiện nay đó là phải sớm tìm những "phương thuốc” để người nông dân không thờ ơ với bờ xôi ruộng mật. Và việc không nhất thiết phải giữ toàn vẹn 3,8 triệu ha đất lúa đang là một trong những vấn đề được bàn thảo nóng hổi nhất ở thời điểm này. Và gần đây, dư luận xuất hiện một thông tin có thể nói là rất "sốc”, đó là ý tưởng táo bạo của nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn khi ông trả lời một số cơ quan báo chí, cho rằng có thể giảm đến 2 triệu ha đất lúa, và thay vào đó là trồng những cây khác mang lại lợi nhuận kinh tế cao hơn cây lúa. Trả lời báo giới, nguyên Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn khẳng định, giảm đất lúa có thể giảm một vài tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nhưng chúng ta sẽ được nhiều cái khác, thậm chí thu về nhiều hơn…

Có thể khẳng định, đây thực sự là một ý tưởng vô cùng đột phá ở một quốc gia có nền kinh tế xuất khẩu gạo đứng trong top đầu thế giới hiện nay. Và ý tưởng này cũng không nằm ngoài mục đích làm sao để đời sống người nông dân được nâng lên, thay vì cứ bấp bênh mãi vì giá trị của cây lúa cũng bấp bênh, mong manh như chính nó vậy.

Đã có tình trạng, nhiều diện tích đất lúa ở ĐBSCL, Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ tự phát chuyển đất trồng lúa sang nuôi thủy sản nước mặn, do không đầu tư hệ thống thủy lợi, chất lượng giống kém, quản lý dịch bệnh không tốt dẫn đến thất bại, đất đai ô nhiễm nặng và nhiều hộ nông dân phá sản.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, về mặt lý thuyết, đây là một giải pháp khá hợp lý, song về mặt thực tiễn vấn đề này vẫn phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Bởi những ảnh hưởng tiêu cực của nó là khó có thể lường trước được.

Và theo nhận định của chuyên gia ngành lúa gạo Nguyễn Đình Bích, nếu giảm diện tích gần 2 triệu ha lúa chưa chắc thu nhập của người nông dân trồng lúa đã tăng được gấp đôi. Trong khi đó, với số diện tích đất lúa giảm nhiều như vậy, ai sẽ dám chắc rằng vấn đề an ninh lương thực quốc gia sẽ được đảm bảo (?).

Duy Phương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Tính đến 15/8, xuất khẩu gạo đạt 1,888 tỷ USD (19/08/2013)

>   Xuất khẩu cà phê giảm, vì sao? (17/08/2013)

>   Bàn cách nâng giá trị gạo Việt (17/08/2013)

>   Nợ xấu ngành cà phê hơn 6.300 tỷ đồng (15/08/2013)

>   Đến ngày 8/8/2013 đã xuất khẩu được gần 4,15 triệu tấn gạo (13/08/2013)

>   Đổ nợ vì kinh doanh cà phê qua mạng (13/08/2013)

>   Doanh nghiệp cà phê báo cáo nợ xấu trước 15-8 (13/08/2013)

>   Châu Á vẫn là thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam (13/08/2013)

>   Ngành nông nghiệp: Nhận diện để tái cơ cấu (09/08/2013)

>   Điệp khúc “xù” hợp đồng (08/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật