Thứ Ba, 13/08/2013 13:09

Đổ nợ vì kinh doanh cà phê qua mạng

Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê ở Tây nguyên đã đổ nợ khi mạo hiểm tham gia thị trường buôn bán cà phê qua sàn giao dịch trên mạng.

Nhiều doanh nghiệp cà phê ở Tây nguyên thua lỗ lớn vì giao dịch cà phê qua mạng

Phương thức kinh doanh này được thực hiện thông qua hai sàn giao dịch chính là New York và London. Chưa kể còn có nhiều công ty xuyên quốc gia luôn chào mời tham gia mua bán cà phê ảo qua sàn của họ.

Điều kiện tham gia rất đơn giản, chỉ cần ký quỹ 10% vào ngân hàng, đăng ký tài khoản... là có thể giao dịch. Nhiều doanh nghiệp (DN) tư nhân không có kinh nghiệm về thị trường cà phê quốc tế, hăm hở tham gia giao dịch và lập tức đã bị thua lỗ. Một số người tham gia giao dịch với số lượng ít, ban đầu có lãi thấy ham nhưng rồi càng chơi càng lỗ, mà càng lỗ lại càng tìm cách gỡ và càng mất tiền.

Không dự báo được thị trường cà phê thế giới, thiếu kinh nghiệm giao dịch, dự đoán sai xu hướng giá và tâm lý các nhà đầu tư, không cập nhật được các yếu tố ảnh hưởng của tình hình chính trị, kinh tế... thế giới đối với giá cà phê, vì vậy mà không ít DN lâm cảnh thua lỗ.

Mới đây, một DN cà phê có tiếng ở Pleiku đã thua lỗ hơn 40 tỉ đồng trong kinh doanh cà phê thật lẫn ảo. Cách đây chưa lâu, một DN tư nhân ở Gia Lai cũng lâm vào tình trạng phá sản khi thua lỗ đến 17 tỉ đồng vì kinh doanh cà phê qua mạng. Thống kê của tỉnh Đắk Lắk cho thấy có 43 DN, đại lý kinh doanh cà phê ở tỉnh này vỡ nợ với số tiền khoảng 300 tỉ đồng, trong đó có nguyên nhân từ kinh doanh cà phê ảo.

Anh N. (ở TP.Pleiku), một người từng mất hơn chục tỉ đồng do thua lỗ từ kinh doanh cà phê qua sàn cho biết: “Với mức ký quỹ 10%, cứ 1 lot (tương đương 10 tấn, 120 USD/tấn) chỉ cần ký quỹ 1.200 USD trong khi nếu buôn hàng thật sẽ phải bỏ ra khoảng 400 triệu đồng. Điều mình không ngờ là giới đầu cơ "cá mập" có nhiều cách thao túng thị trường, giá lên hay xuống là do họ. Sau khi lỡ mua giá cao, khi giá xuống thấp, mất giá cận kề mức 10%, nếu không có tiền bỏ vô thêm để duy trì trạng thái, tài khoản sẽ tự động tất toán (stop lot). Nhà đầu tư sẽ mất hết số tiền ký quỹ ban đầu. Do thiếu hiểu biết, chỉ một thời gian ngắn của năm 2008, tôi đã mất đứt hơn chục tỉ đồng”. Anh T., một nhà đầu tư cà phê khác nhớ lại: “Năm 2008, chỉ trong vài phiên tôi đã mất trắng 5 tỉ đồng, phải bán tháo hơn 40 lot. Tiếp đó trong tháng 6.2008, hơn chục tỉ đồng nữa cũng mất đứt vì càng gỡ càng thua”.

Ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam - khuyến cáo: “Các đơn vị, cá nhân tham gia buôn bán cà phê qua mạng hãy thận trọng vì không khéo đó là con dao hai lưỡi, đứt tay lúc nào chẳng hay”.

Trần Hiếu

thanh niên

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp cà phê báo cáo nợ xấu trước 15-8 (13/08/2013)

>   Châu Á vẫn là thị trường gạo lớn nhất của Việt Nam (13/08/2013)

>   Ngành nông nghiệp: Nhận diện để tái cơ cấu (09/08/2013)

>   Điệp khúc “xù” hợp đồng (08/08/2013)

>   DN hồ tiêu cần thận trọng trong ký kết xuất khẩu (07/08/2013)

>   Đã xuất khẩu hơn 4 triệu tấn gạo (07/08/2013)

>   Doanh nghiệp nhỏ "mượn" giấy phép để xuất khẩu gạo: Ai chịu thiệt? (05/08/2013)

>   Cà phê bao giờ hết ăn đong? (05/08/2013)

>   Kéo dài thời hạn cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ hè thu năm 2013 (04/08/2013)

>   Cà phê Việt: Doanh nghiệp nội ngậm đắng (02/08/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật