Thứ Tư, 10/07/2013 11:05

TS. Cấn Văn Lực: Giải pháp đúng cần cách làm khẩn trương

Chia sẻ về các giải pháp điều hành của Chính phủ, tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng; chuyên gia tài chính ngân hàng – TS. Cấn Văn Lực bày tỏ đồng tình cao, nhưng TS. Lực cũng nhấn mạnh rằng, để triển khai hiệu quả các giải pháp trên đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm và mức độ quyết liệt trong thực hiện rất lớn.

TS. Cấn Văn Lực

Vậy về điều hành chính sách tiền tệ thời gian tới, ông có chia sẻ gì?

Theo tôi có mấy vấn đề sau: Thứ nhất, vẫn không được chủ quan với áp lực lạm phát. Dù diễn biến lạm phát đến lúc này khá ổn nhưng vẫn còn đó một số yếu tố cả trong và ngoài nước có thể đẩy lạm phát lên. Giả thiết như kinh tế thế giới phục hồi tốt hơn dự báo thì biến động giá các mặt hàng cơ bản có thể tăng lên, trong khi ở trong nước, khả năng biến động giá một số mặt hàng, dịch vụ thiết yếu (lương tăng từ 1/7; giá xăng dầu đã tăng; điện, viện phí, học phí có thể tăng…) vẫn có.

Thứ hai, cần xử lý dứt điểm TCTD yếu kém. Thứ ba là tiếp tục quyết liệt trong vấn đề xử lý nợ xấu. Thứ tư, cân nhắc nới room cho các nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài tại các TCTD trong nước. Và thứ năm là tiếp tục điều hành sát sao thị trường vàng, ngoại hối cũng như tiếp tục công tác truyền thông tốt hơn nữa.

Còn các khuyến nghị cho chính sách tài khóa thì sao, thưa ông?

Có thể nói, câu chuyện về chính sách giãn, giảm, miễn thuế thì rõ ràng đã làm rồi nhưng để đảm bảo hiệu quả và lấy được niềm tin của DN, NĐT thì có mấy điểm cần lưu ý là: Làm sao để không quá phiền phức về thủ tục, cũng như phải đảm bảo đúng đối tượng và đặc biệt là không tạo cơ chế xin cho.

Một điều đáng chú ý nữa là, năm nay có thể chúng ta phải chấp nhận phương án tăng bội chi ngân sách bởi với việc miễn, giảm, giãn thuế thì đã phần nào làm giảm thu ngân sách. Tuy nhiên, mức bội chi phải đạt hiệu quả bằng cách tập trung vào các vấn đề. Đó là: Xử lý được nợ tồn đọng cơ bản trên 90 nghìn tỷ đồng; Chỉ phê duyệt đầu tư những dự án mới thực sự có hiệu quả.

Bên cạnh đó, dành một phần từ bội chi cho những dự án đang dở dang nhưng có khả năng hoàn thành và mang lại nhiều lợi ích về mặt việc làm, tác động mạnh đến sức sản xuất. Ngoài ra, tăng cường giải ngân phần vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA bởi tính lan tỏa của nó rất lớn.

Điều quan trọng cuối cùng là cũng cần phải tiến tới minh bạch hơn về chính sách tài khóa, về % nợ công và ngưỡng an toàn của nó…

Đỗ Lê

Thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   EMI Việt Nam có mức lạc quan mạnh nhất trong tháng 6 (09/07/2013)

>   Sốt ruột với hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản (09/07/2013)

>   Ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 (09/07/2013)

>   Kích cầu: Lấy tiền ở đâu, bơm vào chỗ nào (06/07/2013)

>   TS. Nguyễn Đình Cung: Phải dứt khoát áp dụng luật chơi thị trường (05/07/2013)

>   Cải thiện năng lực cạnh tranh: Cần 3 trụ cột (05/07/2013)

>   Có thật là đáy không? (05/07/2013)

>   Ưu tiên đầu tư vào khu vực tiêu dùng (05/07/2013)

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Dự báo GDP tăng 5,5%, CPI tăng 7% trong năm 2013 (04/07/2013)

>   Cẩn trọng khi kích cầu (03/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật