EMI Việt Nam có mức lạc quan mạnh nhất trong tháng 6
Về chỉ số sản lượng tương lai châu Á, các nhà sản xuất ở khu vực Nam Á cũng lạc quan hơn ở khu vực Bắc Á. Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ có mức lạc quan mạnh nhất trong tháng 6 mặc dù kỳ vọng của Việt Nam và Ấn Độ yếu hơn so với đầu năm.
Theo chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (EMI) của Ngân hàng HSBC, trong tháng 6 đã giảm xuống mức 50.6 điểm, thể hiện sản lượng ở các thị trường mới nổi toàn cầu chỉ tăng nhẹ. Kết quả chỉ số EMI mới nhất là mức thấp nhất trong vòng 4 năm qua và thể hiện mức tăng sản lượng yếu nhất trong quá trình tăng trưởng hiện tại bắt đầu từ tháng 5/2009.
Cùng với các nền kinh tế mới nổi lớn nhất, sản lượng ở Trung Quốc đã đình trệ - biểu thị mức giảm nhẹ lần đầu tiên kể từ tháng 8/2012. Điều này đa phần phản ảnh sản lượng sản xuất thấp hơn trong khi hoạt động dịch vụ có mức tăng nhẹ. Trong khi sản lượng ở Nga cũng đình trệ thì ở Ấn Độ và Brazil đều có mức tăng trưởng yếu.
Trong ngành sản xuất, đa số các quốc gia ở châu Á đều có kết quả dưới 50 điểm – ngưỡng cân bằng giữa tăng trưởng và sụt giảm.
Trung Quốc đi đầu với sản lượng sản xuất chỉ ở mức 48.6 điểm nhưng Ấn Độ, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam đều thể hiện chỉ số giảm, tương tự như chỉ số tổng hợp ở Hồng Kông. Ba Lan vốn đã có kinh nghiệm với những yếu kém kinh tế đang diễn ra ở khu vực đồng tiền chung châu Âu là quốc gia duy nhất khác có kết quả dưới 50 điểm, một phần của quá trình giảm đồng nhất kể từ tháng 5 năm ngoái.
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam cũng đã có sản lượng và đơn đặt hàng mới giảm trong tháng 6 khiến cho các công ty phải cắt giảm nhân công và hoạt động mua hàng. Thị trường nội địa là một nguồn nhu cầu chủ chốt cũng đã yếu đi trong tháng 6 khi số lượng đơn hàng xuất khẩu mới giảm nhẹ.
Về chỉ số Sản lượng tương lai châu Á, trong tháng 6, kỳ vọng kinh doanh của Trung Quốc yếu hơn rơi vào mức thấp nhất trong lịch sử 15 tháng khảo sát tính cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ cũng yếu nhất kể từ khi khảo sát bắt đầu trong tháng 11/2005. Kỳ vọng sản lượng sản xuất cũng yếu nhất trong sáu tháng gần đây.
Ở những nước khác, các nhà sản xuất ở khu vực Nam Á cũng lạc quan hơn ở khu vực Bắc Á. Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ có mức lạc quan mạnh nhất trong tháng 6 mặc dù kỳ vọng của Việt Nam và Ấn Độ yếu hơn so với đầu năm.
Minh An
infonet
|