Thứ Tư, 10/07/2013 14:12

Nhà máy Gang thép Vạn Lợi “đắp chiếu”, hàng loạt Ngân hàng ....

Theo báo cáo của Công ty Gang thép Hà Tĩnh (Cty GTHT) thì để xây dựng nên “đống sắt rỉ” này họ đã phải bỏ ra hơn 1000 tỉ đồng. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó lại được công ty này vay từ các ngân hàng...

Bỏ hơn 1000 tỉ đồng xây dựng nhưng hiện tại nhà máy thép chỉ là một ngôi nhà bỏ hoang

Tiền chủ yếu là của ngân hàng

Dự án Khu liên hiệp Gang thép Vạn Lợi có tổng mức đầu tư ban đầu là 1500 tỉ đồng sau đó được điều chỉnh lên gần 2000 tỉ đồng. Số vốn để thực hiện dự án này chủ yếu được Cty GTHT vay từ ngân hàng và tài sản thế chấp của bên vay chính là sản phẩm được hình thành sau đầu tư.

Được biết, trong giai đoạn 1 thực hiện dự án này có một số ngân hàng tham gia cho Cty GTHT vay vốn, như: Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (VDB Hà Tĩnh), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (BIDV Hà Tĩnh), Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Hà Tĩnh (Vietcombank Hà Tĩnh)... Trong đó Ngân hàng VDB Hà Tĩnh là đơn vị cho vay nhiều nhất với số tiền gốc lên đến 609 tỉ đồng và tiền lãi hơn 100 tỉ đồng (tính đến thời điểm hiện tại - PV).

Trong rất nhiều kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh tại các buổi làm việc với Cty GTHT đều nhấn mạnh: Việc dự án bị đình trệ, quá chậm so với yêu cầu đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của dự án, môi trường đầu tư, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động, uy tín của ngân hàng cho vay vốn và đời sống của người lao động trong công ty.

Theo báo cáo của nhà đầu tư thì họ đã bỏ ra hơn 1000 tỉ đồng để xây dựng nhà máy này. Tuy nhiên, ít ai biết rằng trong số đó có đến hơn 700 tỉ đồng được Vạn Lợi vay từ các ngân hàng và tài sản thế chấp chính là sản phẩm hình thành sau đầu tư. Hay nói một cách khác trong thương vụ này Vạn Lợi chỉ phải bỏ ra một phần rất nhỏ, số còn lại là tiền của các ngân hàng đóng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Trao đổi với Tamnhin.net về vấn đề này ông Võ Tá Nam - Phó Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh tại Hà Tĩnh cho biết: “Việc không thu được nợ gốc và lãi từ Cty GTHT đã khiến thu nhập của cán bộ nhân viên trong công ty đều bị sụt giảm nhiều so với trước đây. Hơn nữa, mọi thành tích thi đua của đơn vị cũng bị cắt sạch. Hiện nay, VDB bị xếp hạng thấp nhất trong hệ thống ngân hàng”.

Khi PV đặt câu hỏi: Quá trình thẩm định dự án diễn ra như thế nào mà VDB Hà Tĩnh lại quyết định cho Cty GTHT vay một số tiền lớn và kinh doanh không hiệu quả như thế? Ông Nam cho hay "Khi quyết định cho vay số tiền này phía Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã cử người về phối hợp với VDB Hà Tĩnh để thẩm định. Vào thời điểm đó, nhận thấy đây là một dự án khả thi nên chúng tôi mới quyết định cho vay.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đã xẩy ra một số nguyên nhân như suy thoái kinh tế, lạm phát, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi giá thép giảm (Vạn Lợi và nhà sản xuất thép - PV) và đặc biệt năng lực của các cổ đông tham gia yếu đã khiến dự án này phải nằm “đắp chiếu” từ đầu năm 2010"

"Sống dở chết dở" vì... Vạn Lợi

Khi nói về giải pháp thu hồi số nợ xấu này ông Nam cho biết: “Trước mắt chúng tôi vẫn tiếp tục giao kế hoạch thu nợ nhưng cho lùi thời gian lại thực hiện. Trong trường hợp dự án này đổ bể không tiếp tục thực hiện phía VDB Hà Tĩnh sẽ có văn bản xin ý kiến chỉ đạo xử lí từ VDB Việt Nam.

Còn về giải pháp lâu dài thì quan điểm của Tổng cũng như VDB Hà Tĩnh sẽ tiếp tục hỗ trợ để Cty GTHT vay vốn để phát triển, tuy nhiên phải có điều kiện kèm theo".

"Nếu muốn tiếp tục thực hiện dự án phía Cty GTHT cần phải có khoảng 200 - 300 tỉ đồng nữa. Nếu để họ tiếp tục vay thì chúng tôi yêu cầu phía Cty GTHT phải có vốn đối ứng khoảng 50 tỉ đồng, đồng thời, khi có tiền rồi họ phải hoàn thành để sản phẩm gang ra trước còn thép thì làm sau. Nhưng theo tôi được biết thì hiện nay họ đã yếu lắm rồi, những cổ đông cũ thì không còn tiền mà cổ đông mới thì tìm ra chưa ra”, ông Nam nói.

Ông Võ Tá Nam - Phó Giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam Chi nhánh tại Hà Tĩnh: "Khi nhắc đến số tiền cho Vạn Lợi vay tôi cảm thấy rất bức xúc".

Trước đó trong một cuộc trả lời báo chí ông Nguyễn Hữu Lực, Giám đốc Vietcombank Hà Tĩnh, cũng cho biết: “Cty GTHT đề nghị cho vay tiếp nhưng chúng tôi không đồng ý. Vì nhiều lần ngân hàng yêu cầu các cổ đông của Cty GTHT góp đủ vốn điều lệ để xem xét cho Cty tiếp tục vay vốn nhưng họ không thực hiện, vả lại tới nay họ mất khả năng trả lãi gần chục tỷ đồng. Chúng tôi đã phải đưa khoản nợ này vào diện quá hạn, nợ xấu. Trong thời gian tới, nếu Cty GTHT không tái cơ cấu sớm để tiếp tục dự án, Vietcombank Hà Tĩnh sẽ phong toả tài sản của công ty này.

Rất nhiều cán bộ đang công tác tại các ngân hàng cho Cty GTHT vay vốn (xin được xấu tên) phản ánh: Đơn vị chúng tôi đang hoạt động bình thường, thậm chí là ăn nên làm ra nhưng đùng một cái từ khi họ vay nợ và không chịu trả đến nay công việc và đời sống của chúng tôi bỗng nhiên bị đảo lộn. Đúng là họa từ trên trười rơi xuống”.

(Còn tiếp)

Hà Vy - Hà Vũ

Tầm Nhìn

Các tin tức khác

>   “Không ủng hộ xây thủy điện 6 và 6A trên sông Đồng Nai” (10/07/2013)

>   Vụ Vĩnh Hưng: Cuống cuồng chạy hợp đồng quá hạn (10/07/2013)

>   Kịch bản nào cho sân bay Tân Sơn Nhất? (10/07/2013)

>   Lật tẩy đường dây “ma” mua bán titan (10/07/2013)

>   Sóc Trăng trang bị iPad cho đại biểu hội đồng nhân dân (09/07/2013)

>   Kinh tế Đà Nẵng, những dấu hiệu “cần đặc biệt quan tâm” (09/07/2013)

>   Nhìn từ chuyện Bộ trưởng muốn cách chức Giám đốc Sở (09/07/2013)

>   Sốt ruột với hàng chục nghìn tỷ đồng nợ xây dựng cơ bản (09/07/2013)

>   Cán bộ VDB giúp 5 quý bà lừa OCB và NamABank hàng trăm tỷ đồng (08/07/2013)

>   Hàng ngàn sinh viên lao đao vì... một con dấu! (08/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật