Thứ Hai, 08/07/2013 17:17

Mua cổ phiếu quỹ bán cho cổ đông lớn: Cõng rắn cắn gà nhà?

Thời gian qua, một số doanh nghiệp (DN) sau khi mua CP quỹ đã tiến hành bán ra số CP này cho các cổ đông lớn. Đây không phải là câu chuyện mua bán đơn thuần mà có thể tạo ra những xung đột về lợi ích giữa DN và các cổ đông.

Để mua vào một lượng lớn CP trên thị trường, NĐT lớn sẽ phải tranh mua với các NĐT khác. Trong trường hợp mua lại từ nguồn CP quỹ của DN, cổ đông lớn sẽ chẳng phải tranh mua với ai cả, đây là một điều hết sức thuận lợi. Có người hưởng lợi phải chăng sẽ có người chịu thiệt?

Có thể những cổ đông bên ngoài, cổ đông nhỏ lẻ sẽ là bên thiệt thòi. Lý do rất đơn giản, khi cổ đông lớn gom hàng, sức cầu tăng, giá CP sẽ tăng, lúc này có thể tạo sóng cho CP, NĐT có cơ hội sinh lời, cổ đông nắm trong tay CP cũng có thể đợi giá lên cao để bán ra. Nói đến đây, sẽ có ý kiến cho rằng các cổ đông lớn vẫn có thể có cách “gom” kín đáo mà không bị lộ thông tin, chẳng hạn như nhờ một bên thứ 3 hay CTCK thực hiện, giá sẽ không bị đẩy lên cao.

Nhưng cho dù khả năng này có xảy ra cổ đông lớn cũng sẽ phải bỏ tiền bạc nhiều hơn để trả cho CTCK hay một bên nào đó. Thực ra, biện pháp nhờ bên thứ 3 “gom” cũng ở trạng thái “hên xui”, nếu may mắn giữ kín thông tin có thể giá CP không bị đẩy lên. Chưa kể, hễ có giao dịch, tất cả sẽ thể hiện trên bảng điện, lệnh đi như thế nào, bên gom ra sao, những điều này NĐT đều có thể nhìn ra được. Thế nên, chỉ có việc DN bán CP quỹ cho cổ đông lớn theo kiểu bán “luôn và ngay” một lần là nhanh gọn, chẳng ảnh hưởng đến cung cầu của thị trường.

Về lý thuyết, DN gom mua CP số lượng lớn cũng có thể tác động đến cung cầu. Nhưng trong thực tế, khó lòng xảy ra chuyện khi DN mua vào CP quỹ mà giá CP tăng cả, đơn giản vì mua chẳng ai muốn mua đắt, nếu giá CP tăng, DN sẽ không mua vào nữa. Nhưng quan trọng nhất, thường khi DN mua vào CP quỹ sẽ có 2 mục đích chính yếu là hỗ trợ thanh khoản và giữ giá CP, khó có chuyện DN mua CP quỹ để đẩy giá chạy, vì điều này chẳng khác nào DN đem tiền đi “làm giá” CP.

Ở chiều ngược lại, khi NĐT thấy DN công bố mua vào CP quỹ, cũng tự hiểu rằng giá CP khó tăng. Ngoài ra, cổ đông cũng có thể nghĩ đến việc DN mua CP quỹ cũng đồng thời đem lại một số lợi ích cho DN và cũng là cho chính mình, nên cũng chẳng ai phải tranh mua làm gì. Nhưng một điều chắc chắn là nếu biết DN mua CP quỹ để rồi bán cho cổ đông lớn khác, thì thị trường sẽ “hành xử” với DN theo kiểu khác. Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ, DN hoàn toàn có thể công bố mục đích mua vào để “ổn định giá CP” hay hỗ trợ cho cổ đông, thị trường, thậm chí không công bố, nhưng sau đó thay đổi mục đích.

Sau khi mua CP quỹ một thời gian, giá CP tăng, DN bán ra cho cổ đông lớn, tất nhiên DN mau chóng thu về phần lợi nhuận, được hạch toán vào thặng dư. Nhưng nếu giá CP không tăng thì sao? Lúc này DN bán ra CP quỹ cho đối tác, về mặt con số DN chẳng được lợi gì cả. Nhưng chẳng có gì cho không biếu không, điều này ai cũng biết, nên rất khó lòng để tin rằng các lãnh đạo DN triển khai việc này không thu về được lợi ích gì, chỉ có điều lợi ích đó là gì. Các tổ chức đầu tư, muốn trở thành cổ đông lớn, từ chỗ phải gom mua, tranh giành với thị trường, nay bằng việc mua CP quỹ của DN, chẳng phải tranh giành với ai cả. Nói cách khác trong một số trường hợp, các tổ chức đã được DN “giúp”.

Thực ra không quá khó để nhận ra việc DN bán CP quỹ cho cổ đông lớn, chỉ cần thấy lượng CP quỹ DN đăng ký bán ra khớp con số với lượng CP quỹ mà đối tác mua vào là có thể dễ dàng suy luận ra. Searefico (SRF), Bảo hiểm BIDV (BIC), Trần Anh (TAG) là những công ty đã triển khai hình thức này. Mặc dù hiện tượng chưa quá phổ biến nhưng cần nghiêm túc nhìn nhận để tránh tình trạng xung đột lợi ích về sau và có thể phát triển tràn lan tại các DN niêm yết.

sài gòn đầu tư

Các tin tức khác

>   Những khoản cổ tức tiền mặt đáng chú ý trong tháng 7 (08/07/2013)

>   Chứng khoán Golden Bridge bị kiểm soát và hạn chế giao dịch (08/07/2013)

>   Cổ phiếu MCL chỉ được giao dịch ngày thứ 6 (08/07/2013)

>   Đồng bộ các quy định xử phạt vi phạm chứng khoán (07/07/2013)

>   08/07: Bản tin đầu tuần (08/07/2013)

>   Hướng dẫn công ty đại chúng sử dụng hệ thống công bố thông tin mới (05/07/2013)

>   Góc Broker: Đoạn khó kiếm ăn! (05/07/2013)

>   Có thật là đáy không? (05/07/2013)

>   Làm giá, nhìn Lào mà nghĩ đến ta! (05/07/2013)

>   05/07: Bản tin 20 giờ qua (05/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật