Thứ Hai, 22/07/2013 10:14

Giới hạn cuối cùng cho lãi suất

Đang có những nhận định khác nhau về khả năng lãi suất huy động còn giảm trong những tháng tới, song nếu nhìn trên bình diện rộng, thì khả năng này khó xảy ra.

Lý do thứ nhất là, dù một số ngân hàng lớn giảm sâu lãi suất xuống 5%/năm, song khả năng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) giảm thêm trần lãi suất huy động là khó xảy ra, bởi lãi suất huy động hiện đã gần ngang với mức lạm phát.

Hiện là thời điểm chín muồi để cơ quan quản lý tháo bỏ hoàn toàn trần lãi suất huy động

Trong trường hợp hạ sâu lãi suất, thì dòng tiền có thể chạy khỏi ngân hàng. Hơn thế, điều mong muốn nhất của doanh nghiệp hiện nay không phải là hạ nhanh lãi suất, mà làm sao thúc đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu để doanh nghiệp có thể tiếp cận vốn.

Thứ hai là, khác với những lần trước, tuần qua, khi các ngân hàng quốc doanh hạ sâu lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng xuống 5%/năm, thị trường ngân hàng khá im ắng. Thực tế đã không xuất hiện làn sóng đua giảm lãi suất theo ngân hàng lớn, doanh nghiệp cũng tỏ ra không mấy mặn mà với mức lãi suất mới.

Dĩ nhiên, giảm thêm lãi suất huy động và cho vay luôn là điều doanh nghiệp mong muốn. So với mặt bằng lãi suất các nước trong khu vực, lãi suất cho vay của Việt Nam hiện cao gấp đôi. Tuy nhiên, với mặt bằng lãi suất cho vay trung bình 10-11%/năm hiện nay, lãi suất không còn là vấn đề lớn nhất với doanh nghiệp, mà quan trọng là khả năng tiếp cận vốn và đầu ra cho sản phẩm. Riêng với ngân hàng, trần lãi suất 7%/năm cũng khiến nhiều ngân hàng nhỏ đau đầu với bài toán lợi nhuận.

Có thể lý giải, việc giảm sâu lãi suất huy động kỳ hạn 1 tháng vừa qua của một số ngân hàng lớn chỉ là động tác cơ cấu lại kỳ hạn huy động do không ít ngân hàng tuy thừa vốn, nhưng lại mất cân đối kỳ hạn. Tất nhiên, còn có lý do từ việc các ngân hàng lớn ứ thừa vốn, trong khi tín dụng tăng trưởng ỳ ạch, lợi nhuận giảm.

Chính một lãnh đạo NHNN cũng đã khẳng định, trần lãi suất huy động đã chạm giới hạn cuối cùng do mức khống chế lãi suất 7% đã tương đương với chỉ số lạm phát. Nếu lãi suất giảm thêm, người dân sẽ rút tiền ra để mua vàng, USD tích trữ. Cơn sốt vàng, USD vừa qua cho thấy, dòng tiền luôn tiềm ẩn nguy cơ biến động. Như vậy, dư địa giảm thêm lãi suất huy động không nhiều.

Hiện là thời điểm chín muồi để cơ quan quản lý tháo bỏ hoàn toàn trần lãi suất huy động, cho các ngân hàng tự đưa ra mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay phù hợp với từng đơn vị. Dĩ nhiên, khi bỏ trần lãi suất, sẽ có ngân hàng áp dụng lãi suất cao, có ngân hàng áp dụng lãi suất thấp. Song đây là điều bình thường, hoàn toàn phù hợp quy luật thị trường. Tại nhiều nước trên thế giới, lãi suất huy động và cho vay cũng phân hóa rõ rệt giữa hai khối ngân hàng. Ngân hàng lớn, an toàn sẽ đưa ra mức lãi suất huy động thấp, lãi suất cho vay rẻ và ngược lại.

Vừa qua, NHNN cũng đã bỏ trần lãi suất kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, nhưng trên thị trường không xảy ra cuộc đua lãi suất huy động nào. Điều này cho thấy, không ngân hàng nào muốn “mua dây buộc mình”, bởi khi huy động vốn với lãi suất cao, thì lãi suất cho vay cũng sẽ cao và tín dụng tăng trưởng chậm là hệ quả tất yếu.

Thuỳ Liên

đầu tư

Các tin tức khác

>   Truy tố nguyên trưởng phòng OceanBank cùng 3 đồng phạm chiếm đoạt hơn 11 tỷ đồng (22/07/2013)

>   Khổ vì vốn... dồi dào! (22/07/2013)

>   Ngân hàng thích “giữ hộ” vàng (22/07/2013)

>   Doanh nghiệp tố VietABank, KienLongBank, SCB... vẫn áp lãi suất cắt cổ (21/07/2013)

>   Chông chênh tiền gửi (20/07/2013)

>   Hạ lãi suất OMO từ 6% xuống 5.5% từ 19/07 (20/07/2013)

>   TS. Trần Du Lịch: Lạm phát cả năm 2013 sẽ được kiềm chế ở mức 7% (19/07/2013)

>   Tín dụng và bất động sản: Mỗi thời mỗi khác (19/07/2013)

>   Thanh tra Chính phủ: Phát hiện sai phạm tại ngân hàng Agribank (19/07/2013)

>   Xem lại quyền “sếp nhỏ” nhà băng? (19/07/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật