Chủ Nhật, 02/06/2013 11:00

Thất nghiệp chỉ 2% dù kinh tế khó khăn

Trước nghi ngờ của đại biểu Quốc hội về con số thất nghiệp 2%, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH khẳng định, con số này hoàn toàn hợp lý.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, dù kinh tế tăng trưởng chậm, nhưng tỷ lệ thất nghiệp của nước ta vẫn ở mức thấp. Năm 2012, tỷ lệ thất nghiệp cả nước chưa đầy 2%, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê. Cũng theo báo cáo của cơ quan này, số người được tạo thêm việc làm mới năm 2012 là hơn 1,3 triệu người. Trong khi đó, báo cáo của Bộ LĐTB&XH là hơn 1,5 triệu lượt người.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền

Trước tỷ lệ thất nghiệp thấp cũng như số liệu việc làm mới khác nhau, nhiều đại biểu quốc hội băn khoăn về tính chính xác của những con số này.

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền khẳng định: "Chúng tôi đã đi rà soát, kiểm tra một số tỉnh thì thấy rằng, tình hình lao động Việt Nam có đặc thù riêng so với các nước khác.

Cụ thể, phần lớn DN mới thành lập là DN vừa vừa nhỏ, sử dụng chủ yếu lao động nông nghiệp chuyển sang. Khi các DN này phá sản, lực lượng lao động lại trở về nông thôn, vì vậy họ vẫn có việc làm và thu nhập, tuy thu nhập thấp, bấp bênh".

Lý giải cho tỷ lệ thất nghiệp gần 2% là chính xác, Bộ trưởng dẫn chứng thêm: hiện nay, rất nhiều DN phá sản là DN nhỏ trong nước.

Trong khi đó, vẫn có những DN mới thành lập với quy mô lớn. Đơn cử, việc Samsung thành lập một nhà máy mới có thể tạo ra hàng chục ngàn việc làm, bằng số lượng lao động của hàng ngàn DN nhỏ.

Bên cạnh tỷ lệ thất nghiệp, một con số nữa cũng khiến nhiều đại biểu nghi ngờ là tỷ lệ hộ nghèo. Theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 gỉam 2,12%, vượt chỉ tiêu đề ra. Năm 2013, mục tiêu mà Chính phủ đặt ra là tiếp tục giảm 2% hộ nghèo.

Các đại biểu Quốc hội cho rằng, thời gian qua, kinh tế gặp nhiều khó khăn, số hộ nghèo thậm chí còn tăng chứ không giảm. Cho nên, những số liệu trên đây là thiếu tin cậy.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng, có thể giảm được 2% hộ nghèo trong năm 2012. Vì trong năm qua, dù kinh tế hết sức khó khăn, song kinh phí dành cho giảm nghèo không giảm mà còn tăng. Đơn cử, ngân sách dành 23.000 tỷ đồng khám chữa bệnh cho người nghèo, trợ giúp mệnh giá 70% cho người cận nghèo mua bảo hiểm y tế, chi hàng chục ngàn tỷ đồng hỗ trợ đào tạo nghề, tín dụng ưu đãi...

Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng thừa nhận, việc giảm nghèo thiếu đồng đều và thiếu bền vững, chính sách với giảm nghèo còn chồng chéo. Thời gian tới, Chính phủ sẽ giảm dần các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người nghèo, thay bằng chính sách cho vay ưu đãi.

Thùy Liên

Đầu tư

Các tin tức khác

>   Lối thoát nào cho nền kinh tế? (02/06/2013)

>   Kích cầu tiêu dùng thế nào? (02/06/2013)

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế 2014 dự kiến tăng trưởng 6% (31/05/2013)

>   Kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng ổn định (31/05/2013)

>   Ông Trần Du Lịch: Kịch bản 3 năm vực dậy nền kinh tế (31/05/2013)

>   Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia: Lạm phát 2013 sẽ thấp hơn mức mục tiêu 6,5% (31/05/2013)

>   Hà Nội bàn giải pháp hỗ trợ thị trường (31/05/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: “Thực sự chúng tôi thấy chậm” (31/05/2013)

>   “Điều hành kinh tế như đang trên dây” (31/05/2013)

>   Chỉ thị 1792 của Thủ tướng là công cụ chống đầu tư dàn trải (30/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật