Thứ Sáu, 31/05/2013 10:39

Kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng ổn định

Sáng 30-5, UBND TP.HCM đã có buổi họp về tình hình kinh tế - xã hội tháng 5, 5 tháng đầu năm và công tác trọng tâm tháng 6 năm 2013 với nhiều lĩnh vực có mức tăng trưởng hợp lí.

Sản xuất chế biến thực phẩm - một trong những ngành có chỉ số sản xuất tăng cao.

Nhiều lĩnh vực tăng trưởng cao

Ông Thái Văn Rê, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cho biết, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tháng 5 ước đạt 48.690 tỉ đồng, tăng 0,9% so với tháng trước và tăng 9,6% so với cùng kì. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 239.011 tỉ đồng, tăng 10,8%. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức hàng hóa bán lẻ và dịch vụ tăng 7,7% so với cùng kì.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 tiếp tục giảm 0,16% so với tháng trước. Trong 11 nhóm hàng, 5 nhóm hàng có mức giá giảm: nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 1,45%; thuốc và dịch vụ y tế giảm 0,02%; giao thông giảm 0,52%, văn hóa giải trí du lịch giảm 0,09%, hàng hóa và dịch vụ khác giảm 0,31%. So với tháng 5-2012, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2,22% (cùng kì tăng 7,2%).

Về chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp, ông Huỳnh Khánh Hiệp, Phó Giám đốc Sở Công thương cho biết, trong 5 tháng đầu năm, công nghiệp của Thành phố tăng 4,6% so với cùng kì (cùng kì tăng 4,8%). Trong đó, công nghiệp chế biến tăng 4,5%; sản xuất phân phối điện tăng 7,5%; cung cấp nước và xử lí nước thải tăng 10,7% so với cùng kì. Trong số 26 ngành sản xuất có 22 ngành tăng gồm: chế biến thực phẩm tăng 10,1%, đồ uống tăng 11,9%, da và các sản phẩm liên quan tăng 7,5%...

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 10,73 tỉ USD, tăng 4,3% (cùng kì tăng 6,8%). Nếu không tính giá trị dầu thô, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 7,7 tỉ USD, tăng 1,8% (cùng kì tăng 9%). Một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu tăng so với cùng kì: máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện tăng 20,3%, may mặc tăng 1,9%. Một số mặt hàng giảm so với cùng kì: gạo giảm 42,5%, thủy sản giảm 18,1%, giày dép giảm 10%...

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa 5 tháng đầu năm kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 9,87 tỉ USD, tăng 8,8% (cùng kì tăng 4,3%). Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu: máy vi tính và linh kiện điện tử tăng 9,8%; nguyên phụ liệu dệt may tăng 0,4%; xăng dầu giảm 30%; dược phẩm giảm 15,4%; sữa và sản phẩm sữa giảm 11,6%; xơ sợi dệt giảm 11,4%...

Tổng doanh thu du lịch 5 tháng ước đạt 9.783 tỉ đồng, tăng 13,8% so với cùng kì, nếu tính chung cả nhà hàng ước đạt 34.350 tỉ đồng, tăng 16,3% so với cùng kì năm 2012.

Tồn kho bất động sản giảm 1.227 căn hộ

Về vấn đề giải quyết hàng tồn kho bất động sản, xây dựng, ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM cho biết, tính từ đầu năm đến nay Thành phố đã giảm được 1.227 căn hộ tồn kho. Bên cạnh đó, có 34 dự án chuyển đổi cơ cấu căn hộ, 10 dự án chuyển từ lớn sang nhỏ, 1 dự án nhà ở thương mại chuyển sang xây dựng bệnh viện. Dự kiến, trong tháng 6, TP.HCM sẽ triển khai 3 dự án từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội nhằm giải quyết số căn hộ thương mại tồn kho do giá bán cao. Đến hết năm 2013, số căn hộ tồn kho được giải quyết khoảng 3.000 căn.

Ngoài ra, theo ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước – Chi nhánh TP.HCM, lãi suất ngân hàng, trong 5 tháng qua đã được điều chỉnh giảm, đặc biệt là tháng 5, lãi suất huy động vốn xuống tới mức 5 - 6% ở mức kì hạn ngắn nhằm cơ cấu lại các kì hạn để đảm bảo nguồn vốn vay. Đồng thời, nhằm chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, trong tháng 5, các ngân hàng thương mại Nhà nước đã thực hiện rà soát lại vốn vay của các doanh nghiệp từ mức 15% trở lên/năm và kéo giảm xuống còn 13%/năm với số tiền trên 190.000 tỉ đồng.

Về tăng trưởng tín dụng, trong 5 tháng đạt 882.200 tỉ đồng, tăng 15,4% so với cùng kì năm 2012. Trong thời gian này, toàn ngành ngân hàng TP.HCM cũng đã tập trung cho vay ở 5 lĩnh vực ưu tiên là 109.000 tỉ đồng, trong đó, lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn là 19.221 tỉ đồng, xuất khẩu 17.500 tỉ đồng, doanh nghiệp nhỏ và vừa là 65.272 tỉ đồng, công nghiệp phụ trợ là 6.900 tỉ, ứng dụng công nghệ cao là 125 tỉ đồng./.

Thu Dịu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Ông Trần Du Lịch: Kịch bản 3 năm vực dậy nền kinh tế (31/05/2013)

>   Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia: Lạm phát 2013 sẽ thấp hơn mức mục tiêu 6,5% (31/05/2013)

>   Hà Nội bàn giải pháp hỗ trợ thị trường (31/05/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: “Thực sự chúng tôi thấy chậm” (31/05/2013)

>   “Điều hành kinh tế như đang trên dây” (31/05/2013)

>   Chỉ thị 1792 của Thủ tướng là công cụ chống đầu tư dàn trải (30/05/2013)

>   Lương tối thiểu chưa bằng một nửa mức sống thấp nhất (30/05/2013)

>   'Kiềm chế lạm phát không còn là thành tích' (30/05/2013)

>   Quốc hội thảo luận về sự trì trệ của nền kinh tế (30/05/2013)

>   CSTT chỉ hiệu quả khi theo đuổi một mục tiêu (29/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật