Chủ Nhật, 02/06/2013 09:50

Lối thoát nào cho nền kinh tế?

Nền kinh tế nước ta vẫn ở trong cơn khủng hoảng chưa đo được đáy. Mặt bằng lãi suất đã hạ thấp, nhưng DN vẫn không dám vay. Lý do là bởi hàng không tiêu thụ được do sức cầu yếu.

Cuối 2013 mới là đáy!

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, mặc dù kinh tế, xã hội đang có những chuyển biến tích cực, đúng hướng và đạt kết quả bước đầu nhưng còn chậm, chưa vững chắc. Sức ép lạm phát và tiềm ẩn bất ổn kinh tế vĩ mô vẫn còn lớn. Mặt bằng lãi suất cho vay có giảm nhưng còn cao (mặt bằng lãi suất cho vay đối với lĩnh vực ưu tiên phổ biến ở mức 9-11%, đối với các lĩnh vực khác ở mức 11-13%).

Báo cáo của Chính phủ trong ngày đầu tiên của kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIII cũng nhận định, tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức thấp so với định hướng tăng 12% của năm 2013. Nợ xấu tuy được kiểm soát nhưng vẫn cao. Kết quả giám sát của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tỉ lệ nợ xấu là 7,8% tại thời điểm cuối năm 2012. Quản lý thị trường vàng mới chỉ đạt kết quả bước đầu, chưa huy động được nguồn lực vàng cho phát triển kinh tế.

Theo PGS. TS. Trần Đình Thiên, mặc dù Chính phủ đã quyết tâm đầu năm 2013 tăng tốc giải ngân để phục hồi cho nền kinh tế nhưng quyết tâm lớn như vậy vẫn không thể làm được vì hai cơ sở quan trọng bậc nhất, được coi như mạch máu nền kinh tế là tín dụng và ngân sách Nhà nước đều yếu.

Từ những nhận định này, ông Thiên cho rằng, chưa thể nói giữa năm 2013 là đáy cơn khủng khoảng của nền kinh tế Việt Nam như nhận định của nhiều chuyên gia mà khả năng đến cuối năm 2013 mới là đáy khủng hoảng và nền kinh tế còn có thể “nằm nghỉ một thời gian sau đó mới có đà để phục hồi”.

Tăng chi cho Chính phủ?

Vấn đề đặt ra cho nền kinh tế vĩ mô lúc này là giải quyết các nút thắt gồm giải quyết nợ xấu, tồn kho bất động sản, tái cơ cấu và ổn định kinh tế vĩ mô. Để tháo các nút thắt này, PGS.TS Trần Đình Thiên cho rằng, trước hết cần xác định mục tiêu cụ thể trước mắt và lâu dài. Theo đó không nên đặt vấn đề tăng trưởng trong năm 2013 mà trước hết cần phải giải quyết nợ xấu.

Trao đổi với phóng viên Báo Hải quan, TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ của Thủ tướng lại cho rằng, giải pháp quan trọng nhất hiện nay là phục hồi tổng cầu, cùng lúc làm nhiều việc và quan trọng nhất là phải phá băng tín dụng, làm thế nào để tăng trở lại.

Đây không phải là công việc ngày một ngày hai. Mặc dù hai chuyên gia đặt trọng tâm vào hai công việc khác nhau nhưng đây là hai nhiệm vụ liên quan, hỗ trợ chặt chẽ. Ông Nghĩa cho rằng, không phải chỉ với biện pháp hạ trần lãi suất là có thể phá được băng tín dụng. Muốn phá được tảng băng tín dụng thì phải gắn liền với xử lý nợ xấu, hỗ trợ thị trường bất động sản, đặc biệt phải phục hồi sản xuất kinh doanh trong công nghiệp.

Trong khi hiện nay những lối thoát cho nền kinh tế mặc dù đã có giải pháp nhưng vẫn chưa đạt được nhiều hiệu quả như kích cầu bất động sản, tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu chưa tan băng, hiện chỉ còn cách tăng cầu. Cách hữu hiệu nhất là tăng được đầu tư công. Đặc biệt là việc xây dựng những công trình trọng điểm quốc gia đang dở dang, lãng phí. Để thực hiện điều này, cần phát hành trái phiếu Chính phủ. Trong khi nguồn vốn ngân hàng không được thị trường hấp thụ thì nên để nguồn vốn này đi vào thị trường từ Chính phủ.

Còn theo Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Trần Bắc Hà, đối với “tảng băng” bất động sản, Chính phủ cần mạnh dạn giao các ngân hàng có dư nợ cho vay nhà ở lớn quản lý các nguồn vốn ODA dành cho mục đích phát triển nhà để tạo điều kiện hạ lãi suất cho vay. Ông Hà cũng đề nghị Chính phủ xem xét chấp thuận việc thành lập Công ty Tài chính tái cho vay thế chấp nhà ở quốc gia. Hoạt động của Công ty này sẽ góp phần tạo ra nguồn vốn trung dài hạn cho thị trường, giải quyết lượng tồn kho bất động sản hiện nay, giải quyết nợ xấu cho các ngân hàng.

Huyền Bảo

Hải QUAN

Các tin tức khác

>   Kích cầu tiêu dùng thế nào? (02/06/2013)

>   Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Kinh tế 2014 dự kiến tăng trưởng 6% (31/05/2013)

>   Kinh tế TP.HCM tiếp tục tăng trưởng ổn định (31/05/2013)

>   Ông Trần Du Lịch: Kịch bản 3 năm vực dậy nền kinh tế (31/05/2013)

>   Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia: Lạm phát 2013 sẽ thấp hơn mức mục tiêu 6,5% (31/05/2013)

>   Hà Nội bàn giải pháp hỗ trợ thị trường (31/05/2013)

>   Tái cơ cấu kinh tế: “Thực sự chúng tôi thấy chậm” (31/05/2013)

>   “Điều hành kinh tế như đang trên dây” (31/05/2013)

>   Chỉ thị 1792 của Thủ tướng là công cụ chống đầu tư dàn trải (30/05/2013)

>   Lương tối thiểu chưa bằng một nửa mức sống thấp nhất (30/05/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật