Chủ Nhật, 30/06/2013 17:07

Giá vốn sản xuất đang được kéo xuống

"Trần lãi suất tiền gửi tiết kiệm còn 7%/năm là tín hiệu tích cực. Thực ra nỗ lực Ngân hàng Nhà nước (NHNN) là muốn hỗ trợ tăng trưởng từ việc kéo giá vốn đi xuống. Tuy nhiên, mấu chốt của nền kinh tế là tổng cầu và khả năng thanh toán”- Chuyên gia kinh tế TS Nguyễn Thị Mùi trao đổi với Đại Đoàn Kết.

TS Nguyễn Thị Mùi

Bà đánh giá như thế nào về động thái hạ lãi suất tiền gửi của NHNN?

- Lạm phát trong tháng 6 đã được công bố là nhích rất nhẹ 0,05%. Một số chỉ số kinh tế vĩ mô cũng đã đi dần vào ổn định thì việc NHNN hạ lãi suất là cần thiết.

Mục tiêu của NHNN là hạ lãi suất tiền gửi để tiến tới hạ lãi suất cho vay, kích thích dòng vốn ra thị trường. Tuy nhiên, những mong muốn này có được hay không lại là câu chuyện khác.

Trong mỗi lần hạ lãi suất tiền gửi, NHNN đều kỳ vọng hạ lãi suất cho vay, cung cấp thanh khoản cho nền kinh tế?

- Về lý thuyết, giảm lãi suất sẽ gián tiếp kích cầu tiêu dùng. Từ cuối năm 2012 đến nay thì NHNN cũng đã nhiều lần giảm điểm lãi suất chủ chốt. Song việc hạ lãi suất lần này (từ 7,5% về 7%) cũng sẽ như lần trước (đưa trần lãi suất từ 8% về 7,5%) chắc chắn không phát huy hiệu nghiệm về kích cầu tiêu dùng nữa.

Dòng vốn lãi suất giá rẻ sẽ ít tác dụng đến khu vực doanh nghiệp và dân cư. Công cụ lãi suất không còn là "cây đũa thần” nữa.

Chỉ cắt giảm lãi suất thì không đủ vực dậy nền kinh tế cho tới khi giải quyết được vấn đề khơi thông dòng vốn, nợ xấu?

- Đúng vậy, mấu chốt của nền kinh tế là cầu và khả năng thanh toán. Tổng cầu hiện nay đang quá thấp. Còn doanh nghiệp thì đang bùng nhùng trong khả năng thanh toán.

Hạ lãi suất, lãi suất rẻ nữa thì vì nợ xấu ngân hàng cũng không cho doanh nghiệp vay vốn. Trong khi đó, từ phía doanh nghiệp, tồn kho lớn, niềm tin kinh doanh không có, cho nên không vay vốn.

Hi vọng Công ty quản lý tài sản các tổ chức tín dụng hoạt động trong tháng 7 tới sẽ góp phần gỡ những nút thắt này.

Nhãn tiền, hạ lãi suất tiền gửi, người dân chịu thiệt. Còn doanh nghiệp vẫn thở dài về "độ trễ ”?

Hạ lãi suất là tín hiệu tích cực, điều này cho thấy xu hướng giá vốn đang được kéo xuống. Song nếu thẳng thắn nhìn nhận, dòng vốn giá rẻ sẽ khó được hút vào sản xuất kinh doanh. Câu chuyện độ trễ chính sách chắc chắn vẫn còn. Ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi ngay, nhưng không thể giảm lãi suất cho vay ngay được. Vì ngân hàng đâu có phải huy động buổi sáng, và dùng tiền đó cho vay ngay vào buổi chiều.

Do vậy, phải sau 3 đến 4 tháng, sau khi trần lãi suất huy động giảm thì lãi suất cho vay mới được hạ nhiệt như ngân hàng mong muốn.

Và trong thời gian chờ đợi, các ngân hàng, cơ quan quản lý vẫn phải nỗ lực hết mình để tự xử lý nợ xấu. Cơ quan quản lý hỗ trợ doanh nghiệp xử lý hàng tồn kho. NH xem xét dịch chuyển dòng vốn tới các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp tư nhân.

Hồ Hương

Đại đoàn kết

Các tin tức khác

>   Đẩy mạnh bơm tiền và những ám ảnh rủi ro (29/06/2013)

>   Nguy cơ mất trắng hàng trăm tỷ vì doanh nghiệp lục đục với ngân hàng (29/06/2013)

>   Tiền gửi dịch chuyển vì lãi suất (29/06/2013)

>   Giảm lãi suất là 'cú hích nhỏ' với thị trường tiền tệ (29/06/2013)

>   Kiên quyết không lưu thông tiền không đủ tiêu chuẩn (28/06/2013)

>   Điều chỉnh tỷ giá không gây sức ép lên nền kinh tế (28/06/2013)

>   Không dễ để VAMC phát huy được hiệu quả (28/06/2013)

>   Người gửi tiền vẫn không mặn mà kỳ hạn dài (28/06/2013)

>   Ngân hàng cho DNNVV, đề xuất khó khả thi (28/06/2013)

>   NHNN công bố Quyết định thành lập Công ty TNHH MTV VAMC (28/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật