Thứ Ba, 25/06/2013 20:43

Gia công phần mềm vẫn tăng trưởng

Trong khi các doanh nghiệp sản xuất và bán lẻ các thiết bị phần cứng phải đối mặt với nhiều khó khăn thì ngành gia công phần mềm lại có sự tăng trưởng cao trong 6 tháng đầu năm nay.

Ông Chu Tiến Dũng, Chủ tịch Hội tin học TPHCM, cho biết trong 6 tháng đầu năm nay, các công ty gia công phần mềm vẫn liên tục nhận được các hợp đồng từ Nhật Bản, Bắc Mỹ và châu Âu. So với thời điểm 2008 và 2009 thì giá hợp đồng gia công phần mềm năm nay có tính ổn định hơn so với trước.

Một trong những nguyên nhân khiến thị trường gia công phần mềm ổn định hơn là có có sự chuyển hướng các hợp đồng gia công của các doanh nghiệp Nhật Bản từ Trung Quốc về Việt Nam. Ngoài ra, sự hồi phục sau khủng hoảng kinh tế của một số thị trường như Mỹ, Pháp, Đức… đã tác động tích cực lên thị trường gia công phần mềm Việt Nam.

“Với sự tăng trưởng này, doanh thu của ngành gia công phần mềm có thể tăng trưởng từ 20% đến 30% so với năm ngoái,” ông Dũng nhận định.

Là doanh nghiệp gia công phần mềm lớn nhất cả nước, FPT Software cũng cho hay từ đầu năm đến nay họ liên tục nhận hợp đồng từ phía Nhật Bản.

Ông Hoàng Nam Tiến, Chủ tịch của FPT Software, cho hay Nhật Bản vẫn là đối tác hàng đầu của gia công phần mềm Việt Nam và đang có xu hướng chuyển dịch các hợp đồng gia công từ Trung Quốc sang Việt Nam. Hiện tại 78% lượng hợp đồng của Nhật Bản là cho Trung Quốc và 23% cho Việt Nam.

Cùng với FPT Software, một số công ty gia công phần mềm lớn khác như TMA Solutions, Global CyberSoft, LogiGear, KMS Technology, VietSoftware…cũng nói rằng sáu tháng đầu năm nay hoạt động kinh doanh của họ khá ổn định so với năm ngoái.

Mặc dù, ngành này đang có sự tăng trưởng trở lại nhưng vẫn còn đó các thách thức khó khăn đến từ nội tại. Một trong những khó khăn đó là việc phát triển thị trường mới vẫn còn hạn chế.

Theo ông Dũng thị trường gia công phần mềm của Việt Nam vẫn lệ thuộc vào Nhật Bản, thị trường này đang chiếm tới 70% tổng doanh thu toàn ngành. Những thị trường mới như châu Âu và Mỹ đều rất khó để phát triển do các công ty Việt Nam không đủ kinh phí đầu tư cho tiếp thị và bán hàng. Thậm chí là thiếu cầu nối thông tin để liên kết với đối tác nước ngoài.

Trong khi đó, hầu hết các công ty đều gặp khó khăn về nguốn vốn. Do đặc điểm là các doanh nghiệp phần mềm không có tài sản vật chất cố định lớn như máy móc, nhà xưởng nên khó tiếp cận các nguồn vốn vay để phát triển hoạt động.

Ở Việt Nam hiện cũng chưa có cơ chế hay giải pháp giúp đối tượng doanh nghiệp này tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng mà thường phải phát triển trên nguồn vốn tự có hoặc tự đầu tư của mình nên việc mở rộng quy mô cũng gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, hầu hết các công ty gia công phần mềm đang phải đối mặt với việc thiếu nhân lực có kỹ năng tốt để bảo đảm được chất lượng cũng như thời hạn của các hợp đồng gia công.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2012, ngành phần mềm và dịch vụ nội dung số đã đạt doanh thu 2,3 tỉ đô la Mỹ, trong đó ngành phần mềm đạt hơn 1,17 tỉ đô la Mỹ.

Hà Vân

tbktsg

Các tin tức khác

>   Chấm dứt hàng loạt giấy phép xuất nhập khẩu LPG (25/06/2013)

>   Đầu tư 15.700 tỷ đồng cho hệ thống truyền tải điện (25/06/2013)

>   Xuất lậu quặng sắt, thất thu 1.700 tỉ đồng/năm (25/06/2013)

>   6 tháng đầu năm, giải ngân vốn ODA đạt 2,2 tỷ USD (25/06/2013)

>   Hết thời thu hút FDI bằng mọi giá (25/06/2013)

>   Hơn 20 triệu USD vốn FDI vào KCN Đình Vũ (25/06/2013)

>   Doanh nghiệp xăng dầu than lỗ 200 đồng/lít (25/06/2013)

>   FDI tăng mạnh nhờ... Samsung (25/06/2013)

>   Vinaconex – Viettel đòi mở thủ tục phá sản Hafic (25/06/2013)

>   TPHCM chuyển dịch cơ cấu 4 ngành công nghiệp trọng yếu (25/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật