Thứ Ba, 25/06/2013 11:21

TPHCM chuyển dịch cơ cấu 4 ngành công nghiệp trọng yếu

Theo ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, thành phố thực hiện chương trình kích cầu để chuyển dịch cơ cấu 4 ngành công nghiệp trọng yếu; trong đó, các dự án thuộc ngành cơ khí, công nghệ thông tin, điện tử, hóa dược-cao su…được hỗ trợ toàn bộ lãi vay.

Năm 2012, tỷ trọng 4 ngành công nghiệp trọng yếu của thành phố (cơ khí chế tạo, điện tử-công nghệ thông tin, hóa chất-cao su- nhựa, chế biến luơng thực thực phẩm) chuyển dịch tích cực, tốc độ tăng trưởng năm 2012 tăng 8,2% so với năm 2011.

Trong đó, các nhóm ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử, linh kiện công nghệ thông tin đạt mức tăng trưởng nhanh nhất. Ngành cơ khí chế tạo chiếm 20-40% giá trị gia tăng của toàn ngành công nghiệp thành phố. Nhiều doanh nghiệp sản xuất ở ngành hàng này đã đầu tư, sử dụng công nghệ thiết bị mới như công nghệ đúc mẫu chảy, hệ thống thiết bị gia công cơ khí tự động…

Đối với ngành điện tử, công nghệ thông tin, thành phố đã thu hút được nhiều dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới như Intell, Nidec đầu tư các dự án sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử.

[TP.HCM ưu tiên công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao]

Trình độ công nghệ, thiết bị của các cơ sở, doanh nghiệp trong lĩnh vực hóa chất, cao su, nhựa trên địa bàn thành phố được đánh giá tương đương với Thái Lan, Malaysia.

Trong khi đó, ngành chế biến lương thực thực phẩm thành phố đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Vinamilk, Kinh Đô, Bia Sài Gòn, Vissan, Ba Huân…

Tuy nhiên, theo ông Lê Văn Khoa, Phó Giám đốc Sở Công Thương thành phố Hồ Chí Minh, tốc độ chuyển dịch 4 ngành công nghiệp trọng yếu vẫn còn chậm, hàm lượng giá trị gia tăng còn thấp, tỉ lệ sản xuất gia công còn cao, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, sức cạnh tranh sản phẩm công nghiệp vẫn chưa cao.

Hiện chưa có sự điều phối hữu hiệu của các bộ, ngành Trung ương trên phạm vi vùng kinh tế trọng điểm phía Nam dẫn đến nhiều dự án đầu tư trùng lắp, dàn trải.

Trong khi đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, môi trường đang quá tải; các ngành truyền thống như dệt may, da giày, nội thất vẫn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng sản lượng công nghiệp thành phố.

Hiện, trên địa bàn thành phố đã có 59 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỉ đồng đã được tham gia chương trình hỗ trợ 50% lãi vay của thành phố.

Thành phố cũng đang tiếp tục triển khai các giải pháp hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng phát triển các ngành có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao.

Các ngành truyền thống sử dụng nhiều lao động giản đơn, ảnh hưởng môi trường được sắp xếp, di dời vào các khu công nghiệp tập trung và vùng phụ cận.

Để đảm bảo năng lượng họat động cho các ngành công nghiệp, thành phố đã quy hoạch phát triển điện lực giai đoạn 2010-2015 xét đến năm 2020, trong đó có dự án đầu tư tiết kiệm năng lượng cho 30 doanh nghiệp trọng điểm trên địa bàn./.

Trần Xuân Tình

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Văn bản trừng phạt, phí đè doanh nghiệp (25/06/2013)

>   Roaming với VinaPhone: Gmobile than lỗ nặng! (25/06/2013)

>   Đỏng đảnh nhập siêu (25/06/2013)

>   Rút bớt vốn Nhà nước trong nhiều lĩnh vực (25/06/2013)

>   Các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút hơn 110 tỷ USD (24/06/2013)

>   Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm giá ‘sốc’ (24/06/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản: Bao giờ hết cơn “bĩ cực”? (24/06/2013)

>   Số phận lận đận 'ông lớn' giải khát Pepsi Việt Nam (24/06/2013)

>   Đại dự án giao thông dùng vốn ODA sa lầy tiến độ (24/06/2013)

>   Doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng (24/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật