Thứ Hai, 24/06/2013 14:52

Doanh nghiệp giảm phụ thuộc vào nguồn vốn ngân hàng

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, huy động vốn qua phát hành trái phiếu đang trở thành lợi thế của các doanh nghiệp để huy động vốn trung dài hạn với chi phí hợp lý, có lợi thế so với các kênh khác như vay tín dụng, phát hành cổ phiếu...

Phát huy nội lực

Ông Diệp Nam Hải - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Thực phẩm Cholimex nói, từ đầu năm 2011, bên cạnh việc giãn nhiều dự án, công ty đã tự lên kế hoạch tìm huy động vốn để giảm bớt chi phí lãi vay. “Lúc đó, chỉ có phương án kinh doanh nào hiệu quả thì mới làm, còn cảm thấy không đạt được lợi nhuận như mong muốn thì tạm dừng và hoãn lại tiến độ.

Bên cạnh đó để tiết kiệm chi phí, Cholimex chọn phương án cân đối nguồn vốn trong nội bộ thay vì vay ngân hàng. Chính điều này giúp các DN thành viên hoạt động tốt trong thời điểm khó khăn. Hiện nay, dù lãi suất đã giảm nhưng công ty vẫn duy trì 2 phương án chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng”, ông Hải nói.

Nhiều DN đang tìm kiếm những đồng vốn ít ỏi của người lao động để sản xuất trở lại

Tương tự, ông Trần Quốc Toản - Phó tổng giám đốc Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn (Samco) cho biết, Samco cũng không bị phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn ngân hàng như cách đây vài năm.

Thời điểm lãi suất cho vay cao 20-21%/năm, Samco chọn cách huy động vốn từ phát hành trái phiếu nội bộ với lãi suất từ 12 - 14%/năm (kỳ hạn từ 3 - 6 tháng). Mỗi năm, Samco có thể huy động được hơn 20 tỷ đồng. Gần đây lãi suất tiết kiệm ngân hàng giảm nên lãi suất huy động của công ty vì thế giảm theo. Tuy nhiên, để duy trì được nguồn vốn này, Samco vẫn giữ mức lãi suất huy động cao hơn ngân hàng 1-2%/năm để khuyến khích người lao động góp vốn làm ăn với DN.

Hiện nay, lượng vốn huy động không còn nhiều như trước, chỉ đạt mười mấy tỷ đồng một năm nhưng đó vẫn là nguồn vốn hiệu quả. Ngoài ra, Samco cũng điều phối vốn từ một số công ty hoạt động dịch vụ sang các công ty sản xuất kinh doanh để hạn chế việc vay vốn ngân hàng...

Tổng công ty Bến Thành cũng chọn việc phát hành trái phiếu nội bộ để huy động vốn của đội ngũ cán bộ nhân viên. Theo ông Nguyễn Băng Tâm - Phó tổng giám đốc Bến Thành: “việc huy động 50-60 tỷ đồng từ cán bộ - công nhân viên của công ty không khó”. Trong bối cảnh khó khăn, có lúc Tổng công ty Bến Thành cũng làm hợp đồng tín dụng nội bộ theo dạng vay nhanh với lãi suất 16%/năm.

Hiện các khoản tiền gửi cá nhân thông thường, ngân hàng huy động lãi suất dưới trần 7,5%/năm. Trong khi đó các DN đang phải vay với lãi suất trung bình 13%/năm. Trước tình hình đó, công ty tìm cách xoay sở thu hút vốn bằng cách vay từ đối tác hoặc cán bộ, công nhân viên, cổ đông... Lãi suất khoảng 10%/năm cũng vẫn lợi hơn lãi suất vay từ ngân hàng”, ông Tâm giải thích.

Tiết giảm chi phí, nâng cao hiệu quả

Theo các chuyên gia kinh tế, trên thực tế, thời gian qua những DN phát hành trái phiếu thành công đều là các DN lớn, còn các DNNVV vẫn gặp rất nhiều khó khăn với kênh huy động này. Bởi vậy, tín dụng ngân hàng vẫn là kênh vốn chủ đạo.
Mang câu chuyện DN tự huy động vốn bàn với một vài chuyên gia kinh tế, các vị này đều tỏ ra khá đồng tình. Ông Đỗ Ngọc Quỳnh - Tổng thư ký Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam cho biết, từ lâu nguồn vốn để tài trợ hoạt động kinh doanh của các DN chủ yếu dựa vào ngân hàng và một phần nhỏ từ nguồn phát hành cổ phiếu. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hai kênh này đang cực kỳ “khó nuốt”. Bởi vậy nhiều DN đã chuyển qua phát hành trái phiếu.

Nhiều ý kiến cũng đồng tình cho rằng, huy động vốn qua phát hành trái phiếu đang trở thành lợi thế của các DN để huy động vốn trung dài hạn với chi phí hợp lý, có lợi thế so với các kênh khác như vay tín dụng, phát hành cổ phiếu...

Bà Phạm Thị Thu Hằng - Giám đốc trung tâm hỗ trợ DNNVV (VCCI) cho biết, DN, đặc biệt DNNVV không nên quá thụ động với vốn ngân hàng. Các DN cần tham gia chặt chẽ vào hệ thống các cụm, khu công nghiệp liên kết theo chuỗi ngành, sản phẩm, cùng các hiệp hội DN hiệp sức để nâng cao chất lượng sản phẩm với giá cả hợp lý, qua đó cải thiện được năng lực tiếp cận thị trường. Đồng thời, việc sử dụng vốn tự có thay vì nguồn vốn vay sẽ hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển bền vững của DN”, bà Hằng nói.

Nói cách khác, lãi suất các DN đưa ra khá hấp dẫn so với lãi suất ngân hàng. Hơn nữa, khi mua trái phiếu của DN, nhân viên, cổ đông… vừa được hưởng lãi suất vừa góp phần vào công ty. Chính sự gắn kết này giúp cho DN có cơ hội cải thiện hiệu suất kinh doanh để đạt lợi nhuận cao. Phương thức này còn giúp DN giảm thiểu chi phí đối với các DNNVV.

“Tiết kiệm chi phí và rà soát lại hoạt động kinh doanh được đánh giá là liều thuốc hữu hiệu đối với các DN. Cách thức này không chỉ giúp DN thích ứng được với khó khăn, mà nó còn là tiền đề triển khai các hoạt động tương hỗ khác”, một chuyên gia nói.

Quỳnh Vũ

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Nông nghiệp “chạm đáy” khủng hoảng (24/06/2013)

>   Tập đoàn VinaMegastar: Từ đỉnh cao đến bờ vực thẳm (24/06/2013)

>   Xuất khẩu tôm gánh nặng thuế trùng thuế (24/06/2013)

>   Doanh nghiệp TPHCM: Mở tăng, đóng giảm (24/06/2013)

>   Bất động sản được khơi thông, ximăng tiêu thụ tăng (24/06/2013)

>   FamilyMart đổi chủ (24/06/2013)

>   Thượng viện Mỹ vẫn muốn thanh tra cá da trơn (24/06/2013)

>   Doanh nghiệp thờ ơ với luật lao động: Những bài học tốn kém (24/06/2013)

>   Tiến sĩ Alan Phan: Tư duy đa quốc gia để vượt khủng hoảng (24/06/2013)

>   VN cam kết sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ từ ADB (23/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật