Thứ Ba, 25/06/2013 09:30

Vinaconex – Viettel đòi mở thủ tục phá sản Hafic

Ngày 13/5/2013, Công ty Tài chính cổ phần Vinaconex – Viettel (VVF) nộp đơn “Yêu cầu mở thủ tục phá sản” đối với Công ty Tài chính cổ phần Handico (Hafic).

Theo VVF, ngày 11/8/2011, VVF và Hafic ký kết hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn số 110811/HĐTG/HAFIC-VVF.

Theo đó, VVF đồng ý gửi 50 tỷ đồng tại Hafic trong thời hạn 12 tháng kể từ 11/8/2011 đến 11/8/2012, lãi suất áp dụng kỳ đầu tiên từ ngày 11/8/2011 đến 14/2/2012 là 13,5%/năm, lãi suất kỳ sau được thỏa thuận theo văn bản. Cùng ngày, VVF đã chuyển số tiền trên vào tài khoản của Hafic.

Ngày 14/9/2011, hai đơn vị trên tiếp tục ký kết Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn số 140911/ HĐTG/HAFIC-VVF. Theo Hợp đồng này, VVF tiếp tục gửi thêm số tiền là 50 tỷ đồng tại Hafic trong thời hạn 12 tháng (từ 14/9/2011-14/9/2012), lãi suất áp dụng kỳ đầu tiên (14/9/2011 tới 14/12/2011) là 13,5%/năm và cũng như hợp đồng trước, VVF đã chuyển tiền cho Hafic.

Ngày 10/1/2012, hai bên đã có buổi làm việc thống nhất lộ trình trả nợ, Hafic cam kết sẽ trả 10 tỷ đồng tiền gốc vào ngày 20/1/2012, số tiền còn lại của Hợp đồng 140911/ HĐTG/HAFIC-VVF là 40 tỷ sẽ được trả vào ngày 20/7/2012 với lãi suất 19,5%/năm. Số tiền gốc của Hợp đồng110811/HĐTG/HAFIC-VVF ngày 11/8/2011 sẽ được Hafic thanh toán cho VVF ngày 31/10/2012, lãi suất 19,5%/năm.

Tính đến thời điểm 20/7/2012, Hafic đã thanh toán 21 tỷ đồng tiền nợ gốc và 8,6 tỷ đồng tiền lãi. Dư nợ gốc tại thời điểm gửi đơn ra tòa án là 79 tỷ đồng.

Theo ông Hoàng Trọng Đức, Tổng giám đốc VVF, trước mỗi thời điểm thanh toán nợ gốc, VVF đều gửi công văn để thông báo nhưng đến nay vẫn chưa thu hồi đủ số nợ. Hafic đã chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán, đã được VVF tạo điều kiện điều chỉnh kỳ hạn trả nợ nhiều lần, có phương án giảm mức lãi suất nhưng đến nay Hafic vẫn không thực hiện đúng cam kết về thanh toán nợ gốc. Hafic đã vi phạm hợp đồng cũng như cam kết hai bên, gây ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của bên gửi tiền.

Ông Phạm Thanh Sơn, Trưởng Văn phòng Luật sư Nam Hà Nội, đại diện bảo vệ quyền lợi cho VVF lập luận rằng, hai hợp đồng tiền gửi nêu trên giữa VVF và Hafic hoàn toàn phù hợp theo quy định của pháp luật và quá trình thực hiện Hợp đồng Hafic đã vi phạm cam kết. Các khoản nợ của Hafic đã đến hạn thanh toán nhưng Hafic chỉ mới trả được một phần nợ và liên tục có những văn bản giải trình khó khăn. Có căn cứ cho thấy Hafic thực sự mất khả năng thanh toán và khoản nợ của Hafic tại VVF là khoản nợ không có bảo đảm, nên VVF là chủ nợ không có bảo đảm của Hafic.

Với những lý do trên, VVF đã đề nghị Tòa án Nhân dân TP.Hà Nội mở thủ tục phá sản đối với Hafic. Vụ việc đang được TAND TP.Hà Nội xem xét thụ lý, giải quyết.

Hữu Tuấn

đầu tư

Các tin tức khác

>   TPHCM chuyển dịch cơ cấu 4 ngành công nghiệp trọng yếu (25/06/2013)

>   Văn bản trừng phạt, phí đè doanh nghiệp (25/06/2013)

>   Roaming với VinaPhone: Gmobile than lỗ nặng! (25/06/2013)

>   Đỏng đảnh nhập siêu (25/06/2013)

>   Rút bớt vốn Nhà nước trong nhiều lĩnh vực (25/06/2013)

>   Các khu công nghiệp, khu kinh tế thu hút hơn 110 tỷ USD (24/06/2013)

>   Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm giá ‘sốc’ (24/06/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản: Bao giờ hết cơn “bĩ cực”? (24/06/2013)

>   Số phận lận đận 'ông lớn' giải khát Pepsi Việt Nam (24/06/2013)

>   Đại dự án giao thông dùng vốn ODA sa lầy tiến độ (24/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật