Thứ Sáu, 21/06/2013 13:47

Đại sứ Đức tại Việt Nam

“Chúng tôi phải có tiếng nói về việc sử dụng vốn của chúng tôi”

Sau ba ngày đi thăm các dự án được Chính phủ CHLB Đức cấp vốn trực tiếp (17 – 19.6), đại sứ Đức tại Việt Nam, bà Jutta Frasch đã trao đổi thẳng thắn và cởi mở với báo giới về việc sử dụng nguồn tiền của Đức trong các dự án.

Đại sứ Đức tại Việt Nam - bà Jutta Frasch.

Giữa lúc đang có tranh cãi về mức độ minh bạch của việc sử dụng vốn vay nước ngoài trong các dự án ở Việt Nam, bà Frasch giải thích rằng việc chọn đi thăm dự án vào thời điểm này là do phải sắp xếp các công việc ở sứ quán, và vì phải cùng đi với các thành viên của tổ chức Hợp tác quốc tế của Đức (GIZ) và ngân hàng Tái thiết Đức (KfW). Những câu chuyện được bà đại sứ chia sẻ từ chuyến đi cho thấy việc chính phủ nước tài trợ cấp vốn trực tiếp cho các dự án và cử chuyên gia của mình tham gia sâu sát, đã giúp việc triển khai dự án được nhanh chóng và nguồn vốn được sử dụng hiệu quả.

Hiện nay các nguồn vốn viện trợ của Đức cho Việt Nam chủ yếu được cấp trực tiếp cho các dự án hay là qua một đơn vị thứ ba nào, chẳng hạn như ngân hàng Thế giới (WB)?

Đây là nguồn tài trợ song phương, trong phần hỗ trợ mà WB dành cho Việt Nam thì Đức cũng là một trong những nhà tài trợ lớn, và con số mà Đức tài trợ cho Việt Nam thông qua WB cũng tương đương như nguồn vốn viện trợ mà Chính phủ Đức cấp trực tiếp cho các dự án (289 triệu euro trong giai đoạn 2012 – 2013).

Bà đánh giá như thế nào về việc sử dụng các nguồn vốn ở các dự án mà bà vừa đến thăm tại đồng bằng sông Cửu Long?

Tôi rất là tin tưởng việc sử dụng vốn trong dự án rừng phòng hộ ngập mặn. Chỉ sau một năm chúng ta đã có thể thấy rừng đã mọc lên rất là nhiều. Về sử dụng nguồn vốn cho việc đào tạo cho giáo viên các trường phổ thông để giúp họ đưa các ý tưởng về bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên đến các em học sinh, thì tôi cho rằng vốn cũng đã được sử dụng rất tốt. Tôi hơi băn khoăn một chút về việc sử dụng vốn trong dự án nhà máy xử lý nước thải ở Sóc Trăng. Chẳng hạn như một việc rất lớn là đấu nối hệ thống nước thải của từng hộ gia đình với hệ thống nước thải của thành phố làm sao để đáp ứng được các yêu cầu của dự án, lẽ ra những hạng mục này đã phải có sẵn từ rất lâu, trước khi bắt đầu dự án, nhưng bây giờ người ta đưa nó thành là một phần của dự án. Nhưng đối với dự án LILAMA II vì tôi hoàn toàn bị thuyết phục.

Thưa bà, các dự án này đều có sự tham gia trực tiếp của các chuyên gia Đức?

Vâng, tất cả các dự án đều có sự tham gia của các chuyên gia Đức, ví dụ như của KfW tại Sóc Trăng, và dự án rừng phòng hộ thì có các chuyên gia về lâm nghiệp của Đức. Ở dự án với LILAMA thì có một chuyên gia tư vấn để góp phần đào tạo giáo viên.

Giữa hai nguồn vốn, một là nguồn đầu tư trực tiếp cho các dự án, và một là nguồn tài trợ thông qua một tổ chức phát triển thứ ba thì nguồn vốn nào được sử dụng hiệu quả hơn?

Thực ra, tôi không thể nói được chính xác nguồn vốn nào được sử dụng tốt hơn, nhưng giữa các nhà tài trợ ở WB chẳng hạn, chúng tôi cũng có những cuộc họp và chúng tôi thống nhất với nhau về việc đưa ra các mục tiêu và các lĩnh vực trọng tâm của từng nước. Và chúng tôi cũng là thành viên hội đồng tài trợ, thậm chí là trong ban điều hành nên chúng tôi phải có tiếng nói của mình về việc sử dụng nguồn vốn của chúng tôi.

Gần đây có sự việc là một dự án sử dụng nguồn vốn ODA ở Quảng Ngãi đã xây 13 nhà vệ sinh cho trường học với giá đến 600 triệu VND cho 29m2. Bà nghĩ như thế nào về sự việc trên?

Chúng tôi không bao giờ ủng hộ những dự án như vậy. Không được thông tin cụ thể về sự việc này, nhưng chắc chắn Đức sẽ không bao giờ chấp nhận cấp vốn cho những dự án kiểu này.

Mai Hương

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Ngành bia vật vã với tồn kho (21/06/2013)

>   Cảng Vân Phong sẽ gỡ “gánh nặng” cho Vinalines (21/06/2013)

>   Việt Nam ít bị ảnh hưởng nhất từ thuế chống trợ cấp tôm (21/06/2013)

>   Vinacomin phải có nhiều phương án để lựa chọn (21/06/2013)

>   Không chết vẫn thành 'ma' (21/06/2013)

>   Được sửa điều 170, nhiều doanh nghiệp FDI thoát “án treo” (21/06/2013)

>   Giá trị SXKD ngành xây dựng giảm so cùng kỳ (20/06/2013)

>   Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng (20/06/2013)

>   Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy (20/06/2013)

>   Xuất khẩu phân bón sang Myanmar sẽ khởi sắc hơn (20/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật