Thứ Sáu, 21/06/2013 08:38

Đường vận chuyển Alumin

Vinacomin phải có nhiều phương án để lựa chọn

Do dừng cảng Kê Gà, thay vào đó là phương án vận tải với cảng Vĩnh Tân (Bình Thuận), Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị Tập đoàn Công nghiệp than – Khoáng sản (Vinacomin) có văn bản thoả thuận với các đơn vị quản lý cảng Vĩnh Tân để khẳng định tính khả thi trong việc sử dụng cảng đặt tại Vĩnh Tân phục vụ vận tải cho các dự án sản xuất alumin như: quy mô cảng, mặt bằng dành cho Vinacomin, chi phí...

Đồng thời cơ quan này cũng đề nghị Vinacomin chỉ đạo tư vấn nghiên cứu bổ sung thêm hai phương án tuyến (đoạn từ La Dạ đến quốc lộ 1) để có cơ sở so sánh lựa chọn phương án tối ưu. Đó là kiến nghị của tổng cục Đường bộ Việt Nam về phương án vận tải phục vụ các dự án sản xuất alumin của Vinacomin, ngày 18.6.

Nhân Cơ: Phải nâng cấp nhiều tuyến đường

Đối với nhà máy alumin Nhân Cơ (Dăk Nông), việc vận chuyển đến cảng được Vinacomin đưa ra hai phương án. Phương án 1 (từ nhà máy Nhân Cơ đến cảng Cái Mép dài 302km) đi theo lộ trình sau: nhà máy alumin Nhân Cơ đến quốc lộ 14 tại Gia Nghĩa – quốc lộ 28 từ Gia Nghĩa đến Quảng Khê – đường thuỷ điện Đồng Nai 4 từ Quảng Khê đến Lộc Bắc – đường tỉnh 725 từ Lộc Bắc tới Tân Rai – nhà máy alumin Tân Rai tới cảng Cái Mép. Với phương án này, ngoài đoạn quốc lộ 14 đang được tỉnh Dăk Nông đầu tư nâng cấp, mở rộng theo hình thức BOT, còn lại, các đoạn quốc lộ 28, đường thuỷ điện Đồng Nai 4 và đường tỉnh 725 cần phải cải tạo, nâng cấp để đáp ứng nhu cầu vận chuyển alumin.

Đáng chú ý, với đoạn từ nhà máy alumin Tân Rai đến cảng Cái Mép, do trước đây tổng cục Đường bộ chỉ xây dựng phương án tuyến vận chuyển của nhà máy alumin Tân Rai. Vì vậy, “nếu sử dụng đoạn tuyến này để phục vụ vận chuyển của cả nhà máy alumin Nhân Cơ thì đề nghị Vinacomin căn cứ thêm lưu lượng của nhà máy alumin Nhân Cơ để thiết kế tuyến cho phù hợp”, văn bản của tổng cục Đường bộ lưu ý.

Với phương án 2, Vinacomin đưa ra lộ trình tuyến dài 225km chở alumin từ Nhân Cơ đến cảng Gò Dầu, như sau: từ nhà máy alumin Nhân Cơ ra quốc lộ 14 tại Đồng Xoài – đường tỉnh 741 từ Đồng Xoài đến ngã ba Cổng Xanh – đường tỉnh 747 từ ngã ba Cổng Xanh đến TP Biên Hoà – quốc lộ 51 từ TP. Biên Hoà đến cảng Gò Dầu. Với phương án này, trên tuyến có đoạn tuyến quốc lộ 14 từ Nhân Cơ đến Đồng Xoài cơ bản nằm trong ba dự án đầu tư xây dựng theo hình thức BOT. Quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai) đang được đầu tư theo hình thức BOT. Còn đối với đường tỉnh 741 và 747, cơ quan này đề nghị Vinacomin xác định rõ hiện trạng tuyến, lưu lượng xe nói chung và lưu lượng xe phục vụ ngành công nghiệp nhôm, để có cơ sở kết luận phương án sử dụng đường cũ và để có giải pháp tăng cường mặt đường nếu cần.

Cần thêm phương án để so sánh

Về phương án vận tải với cảng đặt tại vị trí Vĩnh Tân (Bình Thuận), tổng cục Đường bộ đề nghị Vinacomin có văn bản thoả thuận với các đơn vị quản lý cảng Vĩnh Tân để khẳng định tính khả thi trong việc sử dụng cảng đặt tại Vĩnh Tân phục vụ vận tải cho các dự án sản xuất alumin của Vinacomin (quy mô cảng, mặt bằng dành cho Vinacomin, chi phí…), đồng thời đề nghị Vinacomin chỉ đạo tư vấn nghiên cứu bổ sung thêm hai phương án tuyến đoạn từ La Dạ đến quốc lộ 1 để có cơ sở so sánh lựa chọn phương án tối ưu. Theo đó, phương án 1 sẽ cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 714 từ trung tâm xã La Dạ đến trung tâm xã Đông Tiến, huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận – từ trung tâm xã Đông Tiến, nghiên cứu tuyến mới đi men sườn đồi cắt qua quốc lộ 28 và nhập vào quốc lộ 1. Phương án 2 là cải tạo nâng cấp tỉnh lộ 714 từ trung tâm xã La Dạ đến điểm giao với quốc lộ 28, từ đây nghiên cứu tuyến mới đi qua khu vực ruộng lúa và rừng cây tạp nhạp vào quốc lộ 1.

Tuy nhiên, trước hết, khi chưa có cảng Vĩnh Tân, với phương án vận tải của nhà máy alumin Tân Rai (Lâm Đồng) tới cảng Cái Mép, Vinacomin đưa ra phương án tuyến vận chuyển dài 196km: từ đường tỉnh 725 Tân Rai đến Bảo Lộc – quốc lộ 20 từ Bảo Lộc đến Dầu Giây – tỉnh lộ 769 từ Dầu Giây đến Long Thành – quốc lộ 51 Long Thành đến cảng Cái Mép. Với phương án này, tỉnh lộ 725 (tỉnh Lâm Đồng) và 769 (tỉnh Đồng Nai) đang được triển khai nâng cấp, cải tạo bằng nguồn vốn của Vinacomin; quốc lộ 20 (tỉnh Lâm Đồng và tỉnh Đồng Nai) đang triển khai thi công theo hình thức BT (xây dựng – chuyển giao) theo quyết định của bộ Giao thông vận tải. Riêng quốc lộ 51 (tỉnh Đồng Nai) đang được bộ Giao thông vận tải cho đầu tư theo hình thức BOT.

Chí Hiếu

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Không chết vẫn thành 'ma' (21/06/2013)

>   Được sửa điều 170, nhiều doanh nghiệp FDI thoát “án treo” (21/06/2013)

>   Giá trị SXKD ngành xây dựng giảm so cùng kỳ (20/06/2013)

>   Đấu thầu thuốc nên có một luật riêng (20/06/2013)

>   Trung Quốc làm giá cá toàn cầu cao chưa từng thấy (20/06/2013)

>   Xuất khẩu phân bón sang Myanmar sẽ khởi sắc hơn (20/06/2013)

>   Việt Nam xuất siêu hơn 1 tỉ USD vào Anh (20/06/2013)

>   Nhập khẩu phân bón tăng mạnh (20/06/2013)

>   Nhóm lợi ích trong nông nghiệp ở đâu? (20/06/2013)

>   Phủ sóng trên con đường mang dáng hình Tổ quốc (20/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật