Thứ Hai, 10/06/2013 17:45

Cảnh báo xuất khẩu mực, bạch tuộc rơi vào suy thoái?

VASEP hôm nay (10-06) cho biết, xuất khẩu (XK) mực, bạch tuộc tiếp tục giảm sâu trong tháng 4-2013. Như vậy, đã có ba tháng liên tiếp, giá trị XK mặt hàng này giảm từ 24,6 - 53,9% so với cùng kỳ năm trước. Theo lý thuyết XK suy giảm ba tháng liên tiếp là rơi vào suy thoái.

Theo VASEP, giá trị XK sang sáu thị trường nhập khẩu (NK) lớn là: Hàn Quốc, Nhật Bản, EU, ASEAN, Trung Quốc - Hồng Công, Nga và Mỹ chiếm đến 90,4% tổng giá trị XK cũng có ba tháng liên tiếp giảm mạnh. Tính đến hết tháng 4-2013, tổng giá trị XK mực, bạch tuộc giảm 23,5% so với cùng kỳ năm 2012.

VASEP cho rằng: “Đáng buồn nhất là ba thị trường NK lớn nhất là: Hàn Quốc, Nhật Bản và EU lại giảm mạnh nhất về giá trị từ 9 - 60% so với cùng kỳ năm trước”.

Hiện nay, nhiều DN XK mực, bạch tuộc tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Kiên Giang đã buộc phải giảm 40-50% công suất chế biến, chấp nhận sản xuất cầm chừng không có lời để duy trì việc làm cho hàng trăm lao động. Theo phản ánh của các DN XK mực, bạch tuộc tại Kiên Giang - một trong ít địa phương có sản lượng khai thác lớn nhất cả nước thì hầu hết tàu cá công suất nhỏ tại đây đã nằm bờ do thua lỗ, nguồn lợi cạn kiệt, không đủ chất lượng, cho nhà máy chế biến.

Biểu đồ suy giảm XK mực của Việt Nam trong những tháng vừa qua.

Theo báo cáo của một số địa phương, trong đó có Kiên Giang, hai tháng đầu năm và đầu tháng 3-2013, nhiều ngư dân tại Phú Quốc câu mực trúng lớn, sản lượng bình quân có thời điểm lên tới 2-3 tấn mực/ngày tăng gần ba lần so với những tháng trước đó. Tuy nhiên, ngư dân vẫn bất an với bài học “được mùa, mất giá” của một số tỉnh ven biển như: Bình Thuận, Ninh Thuận, Cà Mau... hơn nữa, sản lượng khai thác chủ yếu được cung cấp cho các chợ đầu mối tại các thành phố lớn, các nhà hàng, không đủ tiêu chuẩn để XK, VASEP khuyến cáo.

VASEP thông tin thêm, một số tàu khai thác công suất lớn hợp đồng khai thác sang vùng biển Malaysia, Indonesia nhưng sản lượng cũng không lớn hơn, trong khi đó họ phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Nhà máy chế biến thiếu nguyên liệu trầm trọng do các tàu khai thác vùng khơi xa cũng chỉ cung cấp hải sản làm nguyên liệu để làm bột cá và chả cá, trong khi đó, yêu cầu của khách hàng ngày càng cao, giá XK chững. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến 80-90% nhà máy chế biến mực, bạch tuộc chủ yếu trông cậy vào nguồn nguyên liệu trong đang trong tình trạng “thoi thóp”.

Còn theo báo cáo của Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản (Tổng cục Thủy sản), tháng 4-2013, giá dầu diesel tăng đã gây ảnh hưởng không nhỏ cho hoạt động khai thác hải sản, nhưng do thời tiết trên các ngư trường thuận lợi, các đối tượng cá nổi (như: cá nục, cá cơm, sứa, ruốc, cá ngừ…) xuất hiện nhiều đã tạo điều kiện cho ngư dân bám biển sản xuất, số tàu cá hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển tăng 5% so với cùng kỳ năm 2012 nên sản lượng khai thác hải sản vẫn tăng khoảng 0,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Tuy nhiên theo VASEP đánh giá, nhìn chung các đội tàu hoạt động trên các vùng biển đều có lãi do thời tiết thuận lợi nên số tàu cá của Việt Nam tham gia đánh bắt trên các vùng biển tăng, đạt sản lượng cao. Hơn nữa, các tàu cá đã biết liên kết với nhau để chuyển tải sản phẩm, tăng thời gian bám biển, nhờ đó đã giảm được chi phí, tăng hiệu quả sản xuất.

Xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha tăng trưởng ấn tượng

Cũng theo VASEP, trong bốn tháng đầu năm 2013, xuất khẩu cá ngừ sang Bồ Đào Nha tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 419% so với cùng kỳ năm ngoái và quốc gia này là một trong 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu (NK) cá ngừ lớn nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu đạt 3,986 triệu USD.

Bồ Đào Nha đã bắt đầu tăng cường NK thăn cá ngừ sau khi EU nâng hạn ngạch NK thăn cá ngừ hấp chín từ 15 nghìn tấn lên 22 nghìn tấn với mức thuế 0% cho các nước châu Á. Trong bốn tháng đầu năm 2013, Bồ Đào Nha đã NK thăn cá ngừ Việt Nam với giá trị đạt 2,252 triệu USD, tăng hơn 941% so với cùng kỳ năm ngoái và gấp 1,4 lần tổng giá trị của cả năm 2012. Với kết quả này, Việt Nam chỉ đứng sau Tây Ban Nha về xuất khẩu mặt hàng này vào Bồ Đào Nha.

Đối với mặt hàng cá ngừ tươi/sống/đông lạnh, giá trị xuất khẩu của Việt Nam vào Bồ Đào Nha cũng đạt 924,85 ngàn USD, tăng 67% so với cùng kỳ năm ngoái.

Năm nay, các sản phẩm cá ngừ chế biến khác của Việt Nam thuộc mã 16 (trừ cá ngừ đóng hộp) cũng được quan tâm hơn tại Bồ Đào Nha với giá trị xuất khẩu đạt 808.750 USD, trong khi sản phẩm cá ngừ đóng hộp vẫn không hút khách tại thị trường này trong năm năm trở lại đây. Hiện nay, Việt Nam xếp thứ tư sau Tây Ban Nha, Ecuador và Indonesia trong số các nước xuất khẩu nhiều nhất cá ngừ chế biến sang Bồ Đào Nha.

Với tình hình chất lượng cá ngừ sau thu hoạch hiện nay, dự báo thời gian tới giá trị XK thăn cá ngừ hấp chín của Việt Nam tiếp tục tăng. Tuy nhiên, với yêu cầu mới đây của tổ chức Earth Island về việc dán nhãn “An toàn cá heo – Dolphin safe”, nếu các cơ quan thẩm quyền không sớm vào cuộc để nhanh chóng xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận cho doanh nghiệp, ngành cá ngừ khó có thể giữ được tốc độ tăng trưởng như hiện nay và sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu xuất khẩu cuối năm.

Thành Công


Ngọc Linh

Nhân dân

Các tin tức khác

>   Liên kết sản xuất theo chuỗi, tại sao không? (10/06/2013)

>   Kỳ vọng “hồi sinh” từ chi phí lãi vay giảm (10/06/2013)

>   Đưa mặt hàng than vào danh mục quản lý rủi ro hàng XK (10/06/2013)

>   Kumho Asiana Plaza Sài Gòn có "bảo bối" để đòi lại thuế (10/06/2013)

>   Sôi sục nước giải khát (10/06/2013)

>   Doanh nghiệp nội không thể chờ chết trên sân nhà? (10/06/2013)

>   Khi trụ đỡ nông nghiệp bị lung lay (10/06/2013)

>   Bắc Ninh kỳ vọng thu nghìn tỷ từ nhà máy Samsung (10/06/2013)

>   Dự án bauxite Tân Rai dự kiến vận hành tháng 9 tới (10/06/2013)

>   Công bố dự thảo quyết định về biểu giá bán lẻ điện (09/06/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật