Thứ Sáu, 05/04/2013 14:02

Tồn kho công nghiệp giảm nhờ tiêu thụ hay còn nguyên nhân khác?

Bộ Công thương vừa công bố, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 3 tháng đầu năm tăng 4,9%, đây là mức tăng trưởng thấp so với cùng kỳ những năm gần đây. Nhưng xu thế hàng tồn kho đã giảm dần, với chỉ số hàng tồn kho từ mức tăng 21,5% hồi đầu năm (thời điểm 1.1.2013) xuống còn 16,5% (tính đến 1.3.2013). Trong khi sản xuất tăng trưởng thấp, hàng tồn kho giảm có phải nhờ tiêu thụ tăng lên hay còn nguyên nhân nào khác?

Theo Bộ Công thương, sản xuất công nghiệp quý I.2013 có tăng trưởng nhưng ở mức thấp. Trong đó, đáng lưu ý là ngành công nghiệp khai khoáng tính chung 3 tháng đầu năm cũng chỉ tăng 2,1%. Nhóm ngành chế biến, chế tạo cũng tăng thấp (ở mức 5,4%, thấp hơn so với mức tăng 5,9% của cùng kỳ năm trước). Chỉ số sản xuất và phân phối điện cũng tăng thấp hơn so với mức tăng của cùng kỳ năm trước, chỉ đạt 8,5%, trong khi năm 2012 tăng 12,5% so với năm 2011) cho thấy rõ sự suy giảm của sản xuất trong 4 ngành công nghiệp cơ bản, then chốt.

Nhìn vào những con số khác, trong số 32 nhóm hàng thuộc ngành công nghiệp chế biến, có đến 15 nhóm hàng có chỉ số sản xuất giảm so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất giảm ở nhóm các mặt hàng tiêu dùng, như: nhóm hàng thực phẩm, thuốc lá, hàng điện tử, thiết bị điện, xe có động cơ, các sản phẩm hóa dược… Điều này cũng chứng tỏ sản xuất còn gặp rất nhiều khó khăn do tiêu thụ hàng hóa vẫn ở mức thấp.

Chỉ riêng đối với lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ thép, theo Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam Nguyễn Tiến Nghi, 3 tháng đầu năm nay là thời điểm hết sức khó khăn của ngành thép cả về tiêu thụ sản lượng cũng như về giá. Cả 3 tháng, toàn ngành thép ước tiêu thụ khoảng 1.055.000 tấn thép các loại, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2012 khoảng 8%. Và mặc dù xuất khẩu của ngành thép trong 3 tháng đầu năm đạt hơn 130% so với cùng kỳ, nhưng việc nhiều nước xây dựng hàng rào bảo vệ đã dẫn đến những vụ kiện chống bán phá giá và cảnh báo, gây sức ép đối với một số mặt hàng thép của Việt Nam.

Phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Bộ Công thương Nguyễn Thanh Hòa khẳng định: lượng hàng tồn kho đang trong xu thế giảm dần. Tại thời điểm 1.1.2013 chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 21,5%, đến thời điểm 1/3 lượng tồn kho tăng khoảng 16,5%. Nhưng nhìn chung, do tiêu thụ giảm nên lượng tồn kho của nhiều sản phẩm vẫn còn cao so với cùng kỳ năm trước. Đáng lưu ý, việc giảm chỉ số tồn kho còn do chính khó khăn của các doanh nghiệp dẫn đến việc phải điều chỉnh giảm kế hoạch sản xuất.

Những nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra, do đây là quý đầu tiên của năm cũng là thời điểm vừa qua kỳ nghỉ Tết dài, nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng công nghiệp chế biến giảm, trong bối cảnh kinh tế gặp khó khăn, người dân cắt giảm chi tiêu những mặt hàng không thiết yếu, các công trình xây dựng mới bắt đầu chưa vào vụ, tồn kho của một số ngành như xi măng, sắt thép, dây cáp điện, cấu kiện kim loại vẫn còn ở mức cao… sản xuất vì thế tăng chậm lại.

Bộ Công thương khẳng định, tình hình sản xuất công nghiệp trong những tháng tới sẽ khả quan hơn. Từ tháng 2.2013, các doanh nghiệp trong nước có xu hướng gia tăng nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào. Xu thế nhập siêu có thể coi là tín hiệu tốt cho sự hồi phục của sản xuất. Bộ Công thương cho biết, nhiều giải pháp hỗ trợ thị trường, thúc đẩy sản xuất đang được thực thi, trong đó, sẽ tiếp tục đẩy mạnh sản xuất để đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu. Bộ đã chỉ đạo Tập đoàn điện lực Việt Nam phối hợp với các đơn vị sản xuất điện đáp ứng đủ điện cho nhu cầu phụ tải điện trong mùa khô, phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh, giảm lượng tồn kho, tiếp cận tín dụng để khôi phục sản xuất.

Phạm Linh

đại biểu nhân dân

Các tin tức khác

>   Thu hút FDI đừng “túm” nhỏ bỏ lớn (05/04/2013)

>   Một năm tái cơ cấu kinh tế: “Chiếc xe ở ngã ba đường” (05/04/2013)

>   GDP ngành nông nghiệp xu hướng giảm (05/04/2013)

>   Thị trường công nghệ điện tử: Nhiều gam màu tối (05/04/2013)

>   Hoàn thành 8 công trình tăng nguồn cung cấp điện (04/04/2013)

>   Đưa 9 dự án ximăng dưới 2.500 tấn khỏi quy hoạch (04/04/2013)

>   Thị trường xuất khẩu gạo: Tính lại nước cờ (04/04/2013)

>   Xuất khẩu tăng, nhiều lo ngại (04/04/2013)

>   Đột phá công nghiệp mũi nhọn (04/04/2013)

>   Thu hút FDI: Thành tích tỷ đô và niềm tự hào khó nuốt (04/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật