Thứ Năm, 04/04/2013 13:17

Đột phá công nghiệp mũi nhọn

Nằm trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam, khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đã xác định và đưa ra 6 ngành công nghiệp Việt Nam có tiềm năng và Nhật Bản quan tâm đầu tư.

Đặc biệt khi năm 2018, thời điểm phần lớn hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam sẽ chỉ còn mức thuế suất 0% theo lộ trình cắt giảm trong khuôn khổ hiệp định với các nước ASEAN và một số hiệp định ASEAN+, đang đến gần. Tuy nhiên, đây là bài toán không dễ giải.

Lắp ráp và nhập nguyên liệu

Trong khuôn khổ hợp tác giữa 2 nước, 6 ngành được lựa chọn ưu tiên phát triển gồm: điện gia dụng, điện tử; chế biến thực phẩm; đóng tàu; máy nông nghiệp; công nghiệp môi trường và tiết kiệm năng lượng; ô tô và sản xuất phụ tùng.

Thông qua chiến lược phát triển các ngành này, Việt Nam và Nhật Bản sẽ hợp tác thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có chất lượng của Nhật Bản vào các ngành đã lựa chọn và liên quan vào Việt Nam. Nhưng 2 trong số ngành được coi nhiều tiềm năng, thế mạnh nhất hiện nay là chế biến thực phẩm thì năng suất thấp, năng lực cạnh tranh yếu, còn điện gia dụng, điện tử chủ yếu tập trung ở khâu lắp ráp.

Thực tế hiện nay các doanh nghiệp điện tử nội địa chỉ lắp ráp một số sản phẩm đơn giản (tivi, đầu đĩa, nồi cơm điện, tủ lạnh) và gần như nhập toàn bộ linh kiện. Nhưng nghịch lý nằm ở chỗ nhiều sản phẩm điện tử nhập nguyên chiếc có giá rẻ hơn hàng lắp ráp trong nước.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nội chủ yếu làm hàng tiêu thụ trong nước nên số lượng sản phẩm không nhiều, lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ nên không có khả năng đầu tư cho công nghệ mới. Hiện nay, một số tập đoàn nổi tiếng của Hàn Quốc, Nhật Bản như Samsung, Canon, Brother… đã đầu tư các dự án quy mô tương đối lớn ở Việt Nam. Như Samsung đã khởi công nhà máy thứ 2 có tổng mức đầu tư 2 tỷ USD tại Thái Nguyên.

Đây là dự án có quy mô lớn, có sức lan tỏa để ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phát triển. Hoặc nhà máy điện thoại di động của Samsung Bắc Ninh cần đến 200 nhà cung cấp. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam hầu như không lọt vào được, có chăng cũng chỉ cung cấp những vật tư linh kiện đơn giản.

Chế biến thực phẩm là ngành có truyền thống lâu đời và đã có những bước phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm đã có sức cạnh tranh cao trong nội địa và quốc tế (rượu bia, sữa, thuốc lá…). Nhiều năm qua ngành này cũng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài như Unilever, Nestlé…

Tuy vậy, ngành chế biến thực phẩm có nguyên liệu chủ yếu nhập khẩu nên chịu ảnh hưởng lớn từ giá thế giới cũng như tỷ giá. Mặt khác, khi Việt Nam thực hiện cam kết không phân biệt đối xử theo WTO, các doanh nghiệp nhỏ, tiềm lực yếu khó tồn tại trong một thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt.

Về công nghiệp ô tô, dù đây là lĩnh vực có sự quan tâm của nhà đầu tư Nhật Bản, nhưng các ưu đãi và thực tế 20 năm qua, ngành này phát triển ra sao thời gian tới vẫn còn là ẩn số. Theo ông Shimomura, Đại sứ quán Nhật Bản, theo lộ trình AFTA, ACFTA, đến năm 2015 và 2018 chuỗi giá trị cung ứng sẽ mở rộng.

Nếu Việt Nam tiếp tục phát triển tập trung các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, trong khi giá nhân công ngày càng tăng, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang các nước khác có lao động giá rẻ hơn, khi đó sản xuất trong nước sẽ đình trệ.

Chính sách đặc thù cho từng ngành?

Dự thảo về chiến lược phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn này đã được trình và chờ Chính phủ phê duyệt. Khi được thông qua, trên cơ sở các ngành đã xác định, tổ công tác Việt Nam và Nhật Bản sẽ nghiên cứu xây dựng chương trình hành động cho từng ngành, trong đó mỗi ngành sẽ xem xét chọn 2-3 phân ngành đáp ứng tốt nhất các tiêu chí đã đề ra.

Theo đó, xác định tầm nhìn và mục tiêu cụ thể cho từng ngành; xác định các vấn đề mang tính chiến lược để phát triển ngành; lập kế hoạch hành động với những hoạt động cụ thể kèm thời gian và cơ quan chủ trì. Trong quá trình xây dựng chương trình hành động sẽ rà soát chính sách hiện hành và đề xuất chính sách phù hợp, khả thi cho từng vấn đề chiến lược, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với các ngành công nghiệp khác.

Một điểm đáng chú ý trong việc phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn là Việt Nam và Nhật Bản sẽ nghiên cứu thành lập 2 khu công nghiệp chuyên sâu tại phía Bắc và Nam nhằm thu hút nhà đầu tư Nhật Bản.

Để thành công trong phát triển công nghiệp mũi nhọn nói riêng, chiến lược công nghiệp hóa nói chung, một giải pháp quan trọng là có các chính sách nhằm phát triển cụm liên kết ngành.

Cụ thể, tạo điều kiện cho các công ty dẫn đầu trong các lĩnh vực, đặc biệt là những công ty đa quốc gia bằng việc tạo cơ chế, chính sách phát triển mạng lưới công ty cung ứng, các nền tảng kinh tế với những nhân tố sản xuất cơ bản (như nguồn nhân lực, công nghệ, khả năng tiếp cận vốn, môi trường kinh doanh và cơ sở hạ tầng cơ bản), tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ và Nhà nước tham gia liên kết để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Vấn đề đặt ra là để việc ban hành và thực thi chính sách một cách hiệu quả, sự phối giữa các cơ quan liên quan trong thực thi cần phải thay đổi. Bởi thực tế hiện nay hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước cấp bộ còn mang tính chia cắt khá lớn.

Chẳng hạn, trong phát triển công nghiệp điện tử, nhiều cơ quan thuộc nhiều bộ khác nhau có cùng trách nhiệm và quyền hạn trong việc xây dựng, ban hành và thực thi các chính sách (Bộ Công Thương, Bộ Thông tin -Truyền thông, Bộ Khoa học - Công nghệ), nhưng sự phối hợp hoạt động của các cơ quan này còn ở mức độ rất thấp.

Hà My

sài gòn đầu tư tài chính

Các tin tức khác

>   Thu hút FDI: Thành tích tỷ đô và niềm tự hào khó nuốt (04/04/2013)

>   Sẽ xóa nợ cho doanh nghiệp nhà nước (04/04/2013)

>   TPHCM: Mức tiêu thụ điện kỷ lục 58,5 triệu kWh/ngày (04/04/2013)

>   Sớm có phương án tái cơ cấu VNPT (03/04/2013)

>   VRG sẵn sàng nhận Vinacafe (03/04/2013)

>   Tôm Việt Nam gặp khó ở Nhật (03/04/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản cả nước giảm 8% trong quý I (03/04/2013)

>   “Không để tàu Vinashin, Vinalines bị giữ thành “tàu ma” (03/04/2013)

>   Kinh doanh hàng không ở Việt Nam “tồn tại đã là khó” (03/04/2013)

>   Jetstar Pacific lỗ nặng (03/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật