Nhịp đập Thị trường 17/04: MSN, VNM thăng hoa, VN-Index tăng gần 6 điểm
Sự trở lại của nhóm cổ phiếu lớn giúp VN-Index có mức tăng tích cực cuối phiên, dù thanh khoản vẫn chưa làm hài lòng nhiều người.
Chỉ số Large Cap cuối phiên tăng đến 1.38% hỗ trợ chủ yếu cho VN30 và VN-Index. Theo đó, VN-Index đóng cửa ở mức 483.99 điểm, tăng 5.92 điểm tương ứng 1.24%. Đà tăng mạnh của MSN (+6,000 đồng), VNM (+3,000 đồng), VCB (200 đồng) cùng với STB, BVH và nhiều mã khác trong rổ VN30 đóng góp chủ yếu cho sự tích cực này.
Khối lượng giao dịch tại HOSE duy trì ở mức thấp, chỉ đạt gần 30 triệu đơn vị, tương ứng 500.14 tỷ đồng.
Ngoài VIS và SJS tăng trần từ phiên sáng với lực cầu áp đảo, ở phiên chiều còn xuất hiện thêm HAR, MCG, BMI, NTB, VOS, BBC, VST, CDC, CIG, HLG, IFS, PXT, PXM, ST8, TAC... Trong đó, SJS được giao dịch trở lại từ 11/04 đã có phiên trần thứ 3 liên tiếp.
Trong khi đó, chỉ số HNX-Index vẫn đóng cửa trong sắc đỏ, khi giảm 0.24 điểm, tức 0.41% xuống 58.95 điểm do lực cầu chưa quay trở lại với nhóm cổ phiếu lớn trên sàn này, ngoại trừ DCS tăng trần và các mã ICG, AAA, PVI, NTP nhích nhẹ trên mốc tham chiếu.
Khối lượng giao dịch rất thấp, chỉ đạt hơn 18.5 triệu đơn vị, tương ứng 143.49 tỷ đồng.
ACB vẫn giảm 300 đồng về giá 15,800 đồng/cp, ảnh hưởng khá lớn đến biến động của HNX. Thêm vào đó, PVC, PVX, VCG duy trì sắc đỏ.
SHB vẫn đứng yên và có khối lượng giao dịch hơn 3.5 triệu đơn vị.
Toàn sàn có 99 mã tăng giá, 226 mã đứng giá, 73 mã giảm giá. Trong đó có 18 mã tăng trần nhưng giao dịch chỉ tập trung chủ yếu ở DCS với hơn 416 ngàn đơn vị được giao dịch.
Phiên sáng: Tứ trụ tăng giá, VN-Index vẫn giảm nhẹ
Thị trường giảm điểm nhẹ, thanh khoản xuống thấp, tâm lý nhà đầu tư hết sức thận trọng là những diễn biến dễ dàng nhìn thấy trong phiên giao dịch buổi sáng.
Tạm dừng buổi sáng, mặc dù VN30 tăng nhẹ 0.03%, nhưng VN-Index vẫn giảm 0.05 điểm, tương ứng 0.01% về 478.02 điểm chủ yếu do GAS mất lực cầu và quay về mốc tham chiếu, trong khi tại VN30 các mã MSN, VNM, PNJ, STB, OGC, CTG, BVH… ghi nhận mức tăng nhẹ tạo sự chống đỡ cho thị trường.
Khối lượng giao dịch tạm dừng ở mức thấp với gần 19.5 triệu đơn vị, tương ứng 331.05 tỷ đồng.
Các mã VIS, LCG, ITA giao dịch sôi động với hơn 1 triệu đơn vị/mã. Đáng chú ý là mã VIS giao dịch ở mức giá trần sau thông tin quý 1 lãi tăng 127%.
Toàn phiên giao dịch buổi sáng có 68 mã tăng giá, trong đó có 9 mã tăng trần, 158 mã đứng giá và 85 mã giảm giá.
Tại HNX, chỉ số HNX Index giảm 0.53 điểm tương ứng 0.9% về mức 58.66 điểm. khối lượng giao dịch chỉ hơn 12.5 triệu đơn vị, tương ứng 96.16 tỷ đồng.
Giao dịch chủ yếu tập trung ở SCR và SHB với khối lượng giao dịch lần lượt là hơn 1.5 triệu và hơn 2.6 triệu đơn vị. trong đó SHB đứng ở tham chiếu với gia 6,600 đồng/cp, SCR giảm 100 đồng/cp giao dịch ở giá 6,800 đồng/cp.
Trong rổ HNX30, việc giảm điểm thể hiện càng rõ hơn. Toàn HNX 30 chỉ có 3 mã tăng giá là BVS, DCS, NTP trong khi đó số mã giảm giá chiếm tới 18 mã, chỉ có 9 mã đứng tham chiếu. ACB giảm mạnh nhất với 300 đồng/cp về giá 15,800 đồng/cp. Khối lượng giao dịch đạt gần 205 ngàn đơn vị.
Toàn HNX có 51 mã tăng giá (không có mã nào thực sự tăng trần), 247 mã đứng giá và 100 mã giảm giá.
11h00: Sắc đỏ đã trở lại
Lực cầu quá yếu, trong khi lượng cung giá thấp được đẩy mạnh kéo VN-Index một lần nữa rớt mốc 480 điểm, HNX-Index nới rộng đà giảm sau khoảng 2 giờ giao dịch.
Khối lượng giao dịch toàn sàn rất thấp, chỉ đạt hơn 28 triệu đơn vị, tương đương 380 tỷ đồng. Tâm lý thận trọng bao trùm toàn thị trường. Giao dịch nhìn chung vẫn tập trung ở các mã vốn hóa lớn.
Trong rổ VN30, BVH lình xình quanh mốc tham chiếu. VNM, MSN duy trì được mức tăng nhẹ 1,000 đồng/cp cùng với các mã GMD, HAG, FPT, PNJ… giữ cho thị trường không giảm quá mạnh.
Toàn sàn chỉ có 9 mã tăng trần với khối lượng khớp lệnh rất thấp.
Tại HNX, HNX-Index đã giảm gần 1% khi số lượng cổ phiếu giảm giá gần chạm mốc 100, trong đó có những mã chủ chốt như ACB, PVX, VND, SCR, ACB, DBC, VCG, KLS…. Riêng SHB vẫn giữ được mốc tham chiếu với khối lượng hơn 2.4 triệu đơn vị, còn BVS, DCS, NTP tăng nhẹ nhờ kết quả kinh doanh tích cực trong quý 1.
10h00: Lực cầu yếu, đà giảm sẽ quay trở lại?
Sự khởi sắc của thị trường không giữ được lâu. Sau vài phút mở cửa thăm dò, lực cầu bắt đầu chùn xuống khi bên mua không hưởng ứng đà tăng của nhóm cổ phiếu bluechips.
VN-Index có lúc chỉ còn tăng nhẹ hơn 1 điểm khi các mã bluechips như VIC, DPM, VCB, STB, HPG, EIB lần lượt giảm giá và một vài mã khác lùi về tham chiếu như CII, KDC, PVD, REE… khác hẳn với đà tăng khá mạnh khi mở cửa.
Những mã còn giữ được sắc xanh như MBB, PVF, GAS, GMD, SSI, HAG, BVH, MSN… cũng chỉ nhích nhẹ vài trăm đồng. Riêng PNJ tăng 1,200 đồng sau vài phiên giảm mạnh.
MSN và VNM cùng có mức tăng 1,000 đồng lên 111,000 đồng và 122,000 đồng/cp.
Tuy nhiên, đến 10h00, VN-Index vẫn bảo toàn được mốc 480 điểm khi ghi nhận mức tăng khoảng 0.5%, tức trên 2 điểm so với tham chiếu.
Mặc dù vậy, thanh khoản vẫn chưa đến 10 triệu đơn vị, giá trị đạt hơn 170 tỷ đồng tại thời điểm 10h10.
Trái lại, HNX-Index đã giảm dưới mốc tham chiếu từ trước 9h30 khi ACB giảm 400 đồng còn các mã chủ chốt của sàn này lùi về mốc tham chiếu, cộng thêm giao dịch hết sức ảm đạm.
Đến 10h10, khối lượng ở HNX chỉ hơn 5.7 triệu đơn vị, tương đương 45 tỷ đồng. Toàn sàn có hơn 300 mã chưa có giao dịch.
Mở cửa: Tăng điểm nhưng còn thận trọng
Tiếp nối đà hồi phục ở phiên trước, cộng thêm sự hỗ trợ của một số thông tin kinh tế tích cực trong và ngoài nước, thị trường trong nước mở cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên sự thận trọng vẫn thể hiện qua khối lượng giao dịch thấp.
Giá vàng thế giới đang tăng nhẹ, thị trường chứng khoán cũng phục hồi mạnh, cộng thêm việc Quốc hội vừa thông qua giảm thuế TNDN xuống 22% đã khiến tâm lý nhà đầu tư phấn khởi.
Tại HOSE, chỉ số VN-Index tăng 3.56 điểm trong đợt đầu tiên, tương ứng 0.76% lên mức 481.66 điểm, khối lượng giao dịch đạt hơn 2 triệu đơn vị, trị giá gần 50 tỷ đồng.
Nhóm cổ phiếu lớn đều tăng giá tích cực, trong đó BVH, MSN, VNM, GAS giữ vai trò dẫn dắt tạo nên sự hỗ trợ lớn.
Trong vòng vài phút chuyển sang đợt khớp lệnh liên tục, VN-Index đã tăng hơn 5 điểm, tức trên 1% lên gần 483 điểm. Tuy nhiên, khối lượng giao dịch vẫn còn khá thận trọng.
Cùng với sự tích cực này, HNX-Index cũng tăng nhẹ 0.1 điểm tương ứng 0.17% lên mức 59.28 điểm nhưng khối lượng giao dịch tương đối thấp, chỉ đạt hơn 1.2 triệu đơn vị.
Mã ACB sau khi công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2012, với lợi nhuận sau thuế giảm hơn 144 tỷ đồng so với công bố trước đó, cùng hàng loạt vấn đề liên quan đến nợ xấu khiến cổ phiếu này giảm giảm 300 đồng/cp về giá 15,900 đồng/cp và khối lượng giao dịch khá thấp.
Giao dịch nhiều nhất vẫn tập trung ở mã SHB với hơn 500 ngàn đơn vị khớp lệnh.
Duy Hoàng (Vietstock)
ffn
|