Thứ Năm, 11/04/2013 06:39

Nền kinh tế mãi ì ạch, vì sao?

Có rất nhiều điều chúng ta không hiểu về nền kinh tế. Tất cả các kiểu loại thay đổi đang phá vỡ các mô hình dự báo truyền thống.

Kỳ 1: ‘Vận rủi' của nước Mỹ

Bạn có thể kể một phiên bản khác của câu chuyện của Warsh thông qua các mô hình kinh tế của một nhà kinh tế nổi tiếng khác, John Maynard Keynes. Câu chuyện đó, cũng giống như câu chuyện của Warsh, là các nhà lập chính sách phản ứng quá vụng về với suy thoái - nhưng trong câu chuyện này, vấn đề là ở chỗ họ đã không hành động đủ. Mức độ suy thoái quá lớn, những tác động của khủng hoảng tài chính quá tàn khốc, đến nỗi nền kinh tế cần một liều kích thích tài chính và kinh tế khổng lồ để giành lại vị trí đã mất và quay trở lại các xu hướng tăng trưởng lịch sử.

Vì sự kích thích mà các nhà lập pháp cung cấp không đủ lớn, nền kinh tế không tăng trưởng nhanh như lẽ ra có thể, theo câu chuyện của phái Keynes. Phó Chủ tịch Fed Janet Yellen đã góp tiếng nói vào câu chuyện đó trong một bài diễn văn hồi tháng 2 vừa qua. Bà nói rằng, sau khi thúc đẩy kinh tế trong năm đầu tiên sau suy thoái, chính sách tài khóa "trên thực tế đã đóng vai trò hạn chế phục hồi. Chính phủ cấp bang và địa phương thi nhau cắt giảm chi tiêu và, trong một số trường hợp, tăng thuế trong giai đoạn này để giải quyết tình trạng thâm hụt nguồn thu. Ở cấp độ liên bang, các nhà lập chính sách lại giảm bớt mua sắm hàng hóa và dịch vụ, khiến cho chi tiêu liên quan đến kích thích tụt giảm và thực thi thêm nhiều hành động chính sách để giảm bớt thâm hụt".

Kết quả của những chính sách đó, theo bà Yellen, là tăng trưởng vẫn chậm hơn mức lẽ ra có thể ngay cả nếu kích thích mang tính... khuyến khích hơn. Mối nguy dài hạn cũng như cảnh báo của Warsh: lao động và các công ty giảm bớt trông đợi vào tăng trưởng.

Cả hai câu chuyện của Warsh và của phái Keynes dẫn tới cùng kết luận tăng trưởng-chậm, do đường đi hiện thời của chính sách kinh tế. Không ai nghĩ Quốc hội và Tổng thống Obama sẽ sớm thông qua thêm gói kích thích kinh tế nữa. Những kiểu thay đổi mà Warsh cổ súy - trong đó có có các hiệp ước thương mại mới, cải cách rộng khắp để đơn giản hóa thuế khóa và một dự luật mở cửa cho làn sóng người nhập cư mới - cũng không có vẻ sắp diễn ra. Và nếu tăng trưởng thấp kéo dài nhiều năm thực sự làm cho hàng triệu lao động thất nghiệp thực sự, thì các nhà lập chính sách nên lo lắng nhiều hơn về việc hoạch định các chương trình đào tạo kỹ năng mới, tốt hơn nhiều so với những gì đang thực hiện hiện nay.

Viễn cảnh ở giữa

Điều này dẫn chúng ta tới một câu chuyện thứ 3 - nằm đâu đó giữa vui mừng và phiền muộn. Nội dung của câu chuyện là, một số điều đã thay đổi trong nền kinh tế và các triển vọng tăng trưởng của chúng ta giảm bớt chút ít, nhưng vẫn chưa đủ để phủ bóng mây u ám lên mọi hy vọng về một sự phục hồi sớm xảy ra.

Có hai ý kiến trung tâm trong câu chuyện này. Thứ nhất, suy thoái không chỉ đào một hố lớn khiến nền kinh tế phải vượt ra khỏi đó mà nó còn vứt kèm một cái thang. Đây là giả thuyết cơ bản mà hai nhà kinh tế Marmen Reihart và Kenneth Rogoff đã nêu ra trong cuốn sách mang tên "This Time is Different": Các cuộc khủng hoảng tài chính làm suy yếu hệ thống tài chính, làm chậm tăng trưởng trong nhiều năm cho đến khi hệ thống phục hồi.

Hai là, có lẽ các nhà kinh tế đã "bị lừa" bởi tình trạng xây dựng nhiều quá mức hồi giữa những năm 2000 nên họ nghĩ nền kinh tế có trần tăng trưởng cao hơn thực tế. (Bong bóng nhà ở xảy ra với nền kinh tế, trong viễn cảnh này, giống như các hợp chất steroid đối với vận động viên ném bóng). "Nếu bạn tin rằng chúng ta đang ở trong cơn bong bóng bất động sản, và rằng xây dựng đã nhiều quá mức, thì khái niệm chúng ta vượt tiềm năng không phải là cường điệu", trích lời ông Michael T. Owyang, một nhà kinh tế của Ngân hàng Dự trữ liên bang St. Louis.

Điều này hợp với các kết luận của hai nhà kinh tế tại Ngân hàng Dự trữ liên bang Cleveland, Margaret Jacobson và Filippo Occhino. Trong một nghiên cứu gần đây, hai chuyên gia này nêu ra rằng một sự tụt giảm trong đầu tư là nguyên nhân quan trọng khiến tiềm năng kinh tế có vẻ đi xuống. Occhino nói rằng, sự tụt giảm đang tạo ra các cơn dư chấn của việc xây dựng quá mức trước thời kỳ khủng hoảng. Nhưng quan trọng hơn cả, theo ông, là những dư chấn đó không ngăn được nền kinh tế khỏi tụt ngược lại mức tăng trưởng trước khi suy thoái, đặc biệt là nếu các nhà hoạch định chính sách ngừng tác động đến tăng trưởng bằng những chủ trương tăng thuế và cắt giảm ngân sách không đúng lúc.

Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế - kể cả những người ủng hộ câu chuyện "vận đen" - đều nhất trí rằng có điều gì đó đã thay đổi trong nền kinh tế thời kỳ hậu phục hồi. Họ cho rằng, vận động viên ném bóng của chúng ta dường như đã vĩnh viễn mất đi một phần tốc độ giao bóng. Cách dễ nhất để nhận ra điều này là nhìn vào giá cả. Nếu có một "khoảng trống" khổng lồ về nhu cầu trong nền kinh tế, theo Altig thuộc Ngân hàng Dự trữ Atlanta, chúng ta sẽ thấy giá cả sụt giảm trên diện rộng. Giá không tăng quá nhanh, ngay cả khi tiền tệ được nới lỏng, nhưng thực tế chúng không giảm có thể cho thấy khoảng trống nhu cầu - tiềm năng chưa được khai thác trong nền kinh tế - không lớn như các nhà dự báo từng nghĩ.

Điều này đã dẫn đến một số điều ngạc nhiên, và có lẽ nó đã dẫn đến một câu chuyện mới thú vị nhất mà bạn từng nghe từ các nhà kinh tế: Có rất nhiều điều chúng ta không hiểu về nền kinh tế. Tất cả các kiểu loại thay đổi đang phá vỡ các mô hình dự báo truyền thống. Những người thuộc thế hệ bùng nổ trẻ em đang rời khỏi lực lượng lao động; tỷ lệ phụ nữ tham gia lực lượng này không thay đổi. Các công nghệ mới đang thay đổi cách thức chúng ta nghĩ về việc làm. Một câu chuyện lớn của vài năm tiếp theo sẽ là tất cả những điều này làm thay đổi các dự đoán của các nhà kinh tế đến mức nào.

Khi bạn thường xuyên dự báo sai, theo Altig, thì "chúng ta rất dễ nghĩ rằng phải suy ngẫm lại mọi thứ chúng ta biết". Nhưng ông nói thêm: "Bạn có thể sai lệch suốt một thời gian rất dài và vẫn có câu chuyện và cấu trúc cơ bản về kinh tế đúng. Nó không giống như bạn phải vứt bỏ cách thức bạn nghĩ về những điều này. Bạn chỉ phải có nguyên sự khiêm tốn như thường có mà thôi".

Ngay cả những người hùng thì cũng phải khiêm tốn bởi những điều không chắc chắn, trong một thế giới không tuân theo cách giải thích dễ dãi. Nghe có vẻ giống như một cuốn tiểu thuyết hay ho, phải vậy không?

Thanh Thảo

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Rò rỉ biên bản họp do… gửi nhầm, Fed buộc phải công bố sớm (11/04/2013)

>   Các ngân hàng trung ương nên để mắt tới lạm phát (10/04/2013)

>   Nga cung cấp cho Serbia 500 triệu USD tín dụng (10/04/2013)

>   Nền kinh tế của Hy Lạp đang có dấu hiệu phục hồi (10/04/2013)

>   Kỷ nguyên chính sách tiền tệ “siêu lỏng” lên ngôi? (10/04/2013)

>   Bí ẩn vụ Yahoo vung triệu đô mua công ty của "teen" (10/04/2013)

>   OECD cảnh báo nợ xấu ngân hàng Slovenia (10/04/2013)

>   Kinh tế Triều Tiên ngày càng teo tóp (10/04/2013)

>   'Nước giàu nhất châu Âu nguy cơ nối gót Síp' (10/04/2013)

>   Bà Thatcher giúp nước Anh phục hồi kinh tế thế nào? (10/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật