Thứ Tư, 10/04/2013 09:55

Bà Thatcher giúp nước Anh phục hồi kinh tế thế nào?

Được đánh giá là người phục hồi danh tiếng của nước Anh trên thế giới, song những chính sách kinh tế của cố thủ tướng Margaret Thatcher cũng đã mang lại những tác dụng phụ không ngờ đến.

Cố thủ tướng Anh, Magaret Thatcher.

Patrick Minford, một người cùng chung quan điểm với Thatcher, giáo sư kinh tế trường kinh doanh Cardiff nói: “Thật khó để những người không sống trong thời kỳ những năm 1970 có thể hiểu được tường tận những công lao to lớn mà bà Thatcher đã đóng góp, không chỉ đơn thuần là cuộc chiến chống lạm phát. Bà đã góp phần làm xoay chuyển tình thế của nền kinh tế Anh trong giai đoạn khó khăn.”

Mùa xuân năm 1979, Margaret Thatcher đã chiến thắng vang dội trong cuộc tổng tuyển cử và trở thành người phụ nữ đầu tiên đảm nhiệm chức vụ Thủ tướng Vương quốc Anh. Trong suốt những năm đương nhiệm, bà đã để lại một dấu ấn về phong cách quản lý kinh tế khi nền kinh tế đang lâm vào tình trạng rối ren và suy giảm trầm trọng. Bà là người đã đưa ra các chính sách về giá cả và lợi tức nhằm kiềm chế lạm phát, kiểm soát tiền tệ cũng như các chính sách tài khóa.

Thatcher mở đầu chính sách kinh tế bằng việc tăng tỷ lệ lãi suất và thắt chặt chính sách tài khóa trong giai đoạn chiến lược tài chính trung hạn, nhằm kìm hãm mức gia tăng nguồn cung ứng tiền tệ, từ đó làm giảm mức lạm phát. Thế nhưng những chính sách này của bà đã vô hình chung đẩy nền kinh tế lún sâu hơn vào suy thoái, 3 triệu người rơi vào tình trạng thất nghiệp, ngành công nghiệp sản xuất phía Bắc nước Anh điêu đứng.

Giữa quý II năm 1979 và quý IV năm 1990, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm của nền kinh tế là 2,3%, không sáng sủa hơn so với nền kinh tế thời kỳ hậu chiến tranh. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng này không thấm tháp gì so với thời kỳ hoàng kim của nền kinh tế nước Anh trong quá khứ, nhưng các chuyên gia kinh tế đều phải thừa nhận rằng mức tăng trưởng này là khá ấn tượng so với mức tăng trưởng của các quốc gia khác cùng thời điểm bấy giờ.

John van Reenen, giám đốc trung tâm kinh tế thuộc trường kinh tế London nhận định “Những nỗ lực cải cách nền kinh tế Thatcher đã vực dậy nên kinh tế Anh quốc từ một quốc gia triền miên những năm suy thoái đã có thể bắt kịp với Mỹ, Đức và Pháp.”

Giai đoạn 1950-1979, vương quốc Anh có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn so với Mỹ và các nền kinh tế hàng đầu châu Âu như Pháp, Đức, Italy. Đến thập niên những năm 80, con số này đã tăng lên ấn tượng với mức tăng vượt xa so với nhiều nền kinh tế hàng đầu châu Âu, và chỉ dừng lại xếp sau Mỹ do ảnh hưởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu bắt đầu có dấu hiệu manh nha.

Bà Thatcher cũng là người đưa ra phản bác đối với quan điểm của Nigel Lawson trong việc kiềm chế đồng bảng Anh so với tiền Đức, đây cũng là quan điểm đã ăn sâu trong tư tưởng nội các Anh suốt 30 năm mỗi khi lập ra chính sách. Bà Thatcher đã kiên định trong việc chứng minh rằng thị trường mới là nguồn thu dồi dào và tiềm năng tốt nhất của nền kinh tế.

Đối với các doanh nghiệp, sự thay đổi về thị trường lao động và sản phẩm khiến các giám đốc doanh nghiệp có nhiều quyền hành hơn trong công tác điều hành quản lý.

Lập trường kinh tế của bà Thatcher cũng được thể hiện rõ rệt khi tập trung thu nhỏ vai trò của nhà nước. Dựa trên lập trường quan điểm này, bà đã tiến hành tư hữu hóa các doanh nghiệp quốc doanh và thiết lập ra các quy định đối với dịch vụ viễn thông, khí đốt, nước và hầu hết các hạng mục thiết yếu của đời sống. Điều này đã mở đường cho sự cạnh tranh công bằng về lợi ích của những ngành này.

Chú trọng tới các hoạt động mở cửa cho đầu tư thương mại tự do và các nguồn vốn trực tiếp từ nước ngoài là một trong những chính sách kinh tế của bà. Dấu hiệu tích cực đối với chính sách này đó là vào những năm 80, Nhật Bản đã quyết định định đầu tư và đặt các công ty sản xuất tại Anh.

Đối với thị trường lao động, tình trạng chỉ số thất nghiệp ngày càng gia tăng vào những năm 1980 và sự thay đổi cơ cấu nền công nghiệp, lại phải chịu thêm giới hạn nghiêm ngặt bởi luật pháp, khiến làn sóng biểu tình trong dân chúng dâng cao.

Trước tình thế đó, thay vì ban hành các đạo luật, bà Thatcher đã khôn khéo sử dụng các chiến lược thay đổi tiệm tiến để xoa dịu lòng dân bằng việc dân chủ hóa các nghiệp đoàn và giao trả quyền lực về cho các thành viên. Theo đó, công nhân được phép bỏ phiếu kín hoặc đưa ra ý kiến trước khi kêu gọi biểu tình. Với sự khéo léo tài tình, nữ thủ tướng tài ba đã thành công trong nỗ lực giảm thiểu quyền lực và ảnh hưởng của các nghiệp đoàn, ngăn cản sự tái bùng phát các cuộc đình công quy mô lớn. Từ năm 1979, các cuộc biểu tình đã giảm đi rõ rệt, đặc biệt là trong khu vực công.

Tình trạng gia tăng đột biến và kéo dài triền miên của nạn thất nghiệp đã buộc chính phủ Thatcher gây áp lực đối với những người thất nghiệp phải “tự thân vận động” tìm việc. Chính sách được áp dụng đã giúp giảm thiểu được tỷ lệ thất nghiệp trong tình trạng suy thoái của nền kinh tế.

Đối với thị trường nhà ở, bà thực hiện chính sách bán nhà công cho người thuê mướn.

Không ai có thể phủ nhận được tài năng lãnh đạo xuất chúng của người đàn bà thép. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công rực rỡ của quá trình thực hiện vực dậy nền kinh tế Anh, chính sách của “bà đầm thép” có lẽ cũng mang lại những tác dụng phụ không ngờ đến.

Tác dụng phụ rõ ràng nhất được thể hiện ở sự mất cân bằng về tiền lương khi những người sử dụng lao động phải tuân thủ những quy định nghiêm ngặt về việc chi trả lương cho những người ở vị trí quản lý và hậu quả của việc bãi bỏ các ngành dịch vụ tài chính.

Paul Johnson, giám đốc Viện nghiên cứu tài chính cho biết “Hệ thống thuế đã trở nên tiến bộ và quy củ hơn với hơn 40% thuế thu nhập được xóa bỏ, điều này thực sự là một tín hiệu tốt đối với chính sách thay đổi phân bổ thu nhập.”

Gần như toàn bộ nền kinh tế không thể hồi phục được sau vết thương của nền công nghiệp thập niên 80, tất cả đều mang “vết sẹo khó lành”. Và những chính sách của bà về việc làm, giá nhà cao, các chính sách hạn chế kế hoạch vẫn là vấn đề tồn tại lưu cữu đối vơi nhiều cá nhân và tổ chức.

Theo giáo sư Minford, những vấn đề của hiện tại là do một phần chịu ảnh hưởng trực tiếp từ thời bà Thatcher với “những di sản không bao giờ mất đi.”

Tuy nhiên, không thể phủ nhận được rằng sau 22 năm dưới thời bà Thatcher và nhờ có những chính sách cải cách của bà, nước Anh đã có thể phục hồi lại vị thế và vượt xa nhiều nền kinh tế, để thấy rằng cần phải trải qua nỗi đau ngắn hạn mới có thể đạt được những mục đích lợi ích lâu dài.

Huyền Nguyễn

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Nợ công của Italy sẽ tăng thêm 3% trong hai năm tới (10/04/2013)

>   Tỷ lệ người dân Đức ủng hộ đồng euro vẫn cao kỷ lục (09/04/2013)

>   Dự báo GDP châu Á 2013 tăng trưởng 6,6% (09/04/2013)

>   Pháp sẽ điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế (09/04/2013)

>   Ben Bernanke: Hệ thống ngân hàng Mỹ ổn định hơn nhờ “stress test” (09/04/2013)

>   Dự trữ ngoại tệ của Singapore, Indonesia giảm nhẹ (09/04/2013)

>   "Cần thêm nhiều thời gian để vực dậy nền kinh tế Mỹ" (09/04/2013)

>   “So găng” kinh tế Triều Tiên - Hàn Quốc (09/04/2013)

>   Síp đang cần khẩn cấp 75 triệu euro trong tháng 4 (09/04/2013)

>   Chính thức phê chuẩn Chủ tịch mới của UBCK Mỹ (09/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật