Thứ Sáu, 12/04/2013 13:18

Cộng hòa Síp phải cần tới 23 tỷ euro để tránh vỡ nợ

Người phát ngôn của Chính phủ Síp Christos Stylianides ngày 11/4 cho biết khoản tiền mà Cộng hòa Síp cần để tránh vỡ nợ đã tăng từ 17,5 tỷ euro như dự tính hồi tháng 11/2012 lên 23 tỷ euro vào thời điểm hiện tại.

Ông Stylianides nêu rõ trong dự thảo bản ghi nhớ được thỏa thuận tháng 11/2012 giữa nhóm "bộ ba" tài trợ (gồm Ủy ban châu Âu, Ngân hàng trung ương châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)) với chính phủ tiền nhiệm của Tổng thống Demetris Christofias đã đưa ra con số 17,5 tỷ euro, tuy nhiên, dự thảo này đã không được ký kết.

Theo ông Stylianides, chính việc thiếu hành động kiên quyết của chính phủ tiền nhiệm đã dẫn tới hậu quả là khoản tiền mà Nicosia cần để tránh vỡ nợ tăng lên 23 tỷ euro.

Trong báo cáo chuẩn bị trình cuộc họp của nhóm bộ trưởng tài chính các nước thuộc Khu vực đồng euro, thường gọi là Eurogroup, tại Dublin (Ireland) ngày 12/4, nhóm chuyên gia của "bộ ba" tài trợ quốc tế đã ước tính chương trình chống khủng hoảng dành cho Síp phải cần tới 23 tỷ euro, chứ không phải 17,5 tỷ euro như dự kiến ban đầu.

Theo đó, các nhà tài trợ sẽ chỉ cấp cho Síp 10 tỷ euro, trong đó IMF cấp 1 tỷ euro, 9 tỷ còn lại lấy từ Quỹ bình ổn Khu vực đồng euro.

Về phần mình, Síp phải tự tìm kiếm 13 tỷ euro còn lại, thay vì 5,8 tỷ euro như dự kiến trước đó, bằng cách thực thi các biện pháp bổ sung nhằm củng cố ngân sách, trong đó có việc tư hữu hóa tài sản quốc gia.

Chính phủ Síp ngày 11/4 đã trình lên Quốc hội gói dự luật đầu tiên, mà việc thông qua là cần thiết để Eurogroup thông qua bản ghi nhớ về cung cấp tài chính cho chương trình chống khủng hoảng của Síp.

Gói dự luật này đề ra các biện pháp cấp kinh phí cho phần của Síp trong chương trình chống khủng hoảng, trong đó có việc cắt giảm lương khu vực công từ ngày 1/6/2013, tăng thuế đối với các tập đoàn từ 10 lên 12,5% và tới 30% đối với lợi nhuận cũng như tăng phí dịch vụ y tế.

Cộng hòa Síp tìm kiếm gói cứu trợ vỡ nợ từ EU và IMF từ tháng Sáu năm ngoái, nhưng không thành công, do người đứng đầu Nhà nước lúc đó là cựu Tổng thống Demetris Christofias không chấp nhận các điều kiện cứu trợ.

Trước nguy cơ nền kinh tế và hệ thống ngân hàng của Síp sụp đổ vào ngày 25/3, các quan chức EU và IMF đã đạt thỏa thuận vào phút chót với Cộng hòa Síp về gói cứu trợ 10 tỷ euro nói trên.

Theo đó, Cộng hòa Síp phải đóng cửa một số ngân hàng; cơ cấu lại các khoản nợ công; tư hữu hóa một số tài sản quốc gia; tăng thuế doanh nghiệp; chấp nhận hoạt động thanh tra độc lập về chống rửa tiền và áp dụng quy chuẩn của EU về ngân hàng./.

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Tại sao Slovenia có nguy cơ trở thành con bài domino tiếp theo của khủng hoảng nợ? (11/04/2013)

>   “Tỉ phú phá sản” William Herbert Hunt lại là tỉ phú (11/04/2013)

>   IMF cảnh báo về nguy cơ tăng trưởng ba tốc độ (11/04/2013)

>   Kinh tế Triều Tiên ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc (11/04/2013)

>   Singapore là điểm hấp dẫn FDI thứ 2 của Trung Quốc (11/04/2013)

>   Ít nhất 12 ngân hàng nhận được biên bản họp của Fed trước một ngày (11/04/2013)

>   Mỹ: Tin vào vàng hơn tin Bernanke (11/04/2013)

>   Nền kinh tế mãi ì ạch, vì sao? (11/04/2013)

>   Rò rỉ biên bản họp do… gửi nhầm, Fed buộc phải công bố sớm (11/04/2013)

>   Các ngân hàng trung ương nên để mắt tới lạm phát (10/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật