Thứ Năm, 11/04/2013 18:59

Tại sao Slovenia có nguy cơ trở thành con bài domino tiếp theo của khủng hoảng nợ?

Nhà đầu tư toàn cầu một phen chao đảo với kế hoạch đánh thuế tiền gửi ngân hàng để được giải cứu của Síp trong tháng trước. Giờ đến lượt Slovenia khiến các thành phần thị trường bắt đầu lo sợ về kịch bản mới của một câu chuyện tương tự.

* OECD cảnh báo nợ xấu ngân hàng Slovenia

* 'Nước giàu nhất châu Âu nguy cơ nối gót Síp'

 

Mối lo lắng về Slovenia, một quốc gia nhỏ có biên giới với Italy, Croatia, Hungary và Áo bắt đầu nhen nhóm khi thỏa thuận về gói giải cứu ngân hàng của Síp vẫn còn chưa ráo mực. Sau đây là 6 điều mà nhà đầu tư cần biết về quốc gia có nguy cơ trở thành con bài domino tiếp theo của Eurozone.

Slovenia khó khăn đến mức nào? Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho biết hôm thứ Ba rằng nước này đang đối mặt với một “cuộc khủng hoảng ngân hàng nghiêm trọng”. Tiếng chuông cảnh báo ngày càng trầm trọng hơn sau khi OECD cho biết Slovenia có lẽ đã đánh giá quá thấp chi phí tái cấp vốn ngân hàng. Mức chi phí theo ấn định của Slovenia ở vào khoảng 1 tỷ EUR (tương đương 1.3 tỷ USD) nhưng OECD cho biết số liệu này dựa trên các phân tích có vẻ đã lỗi thời.

Kinh tế Slovenia lớn đến cỡ nào? Slovenia chỉ đóng góp 0.4% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Eurozone, cao hơn gấp đôi so mức đóng góp 0.2% của Cộng hòa Síp. Hiện kinh tế nước này đang bị tổn thương và OECD dự báo GDP Slovenia sẽ giảm 2.1% trong năm 2013 sau khi tăng trưởng âm 2.3% trong năm trước.

Slovenia rơi vào khó khăn như thế nào? Dĩ nhiên, mọi chuyện bắt nguồn từ hệ thống ngân hàng. Nợ xấu của ba ngân hàng quốc doanh, chiếm khoảng 2/3 quy mô hệ thống ngân hàng nước này, hiện đang ở mức khá cao.

Slovenia nói gì? Hôm thứ Ba (09/03), Thủ tướng Alenka Bratusek khẳng định trước các phóng viên rằng Slovenia không cần gói giải cứu. Điều này sẽ giúp nhà đầu tư nhớ lại các lời phản đối tương tự từ Hy Lạp, Ireland và các quốc gia được giải cứu khác. Ông Bratusek cũng nhấn mạnh rằng Slovenia không phải là một thiên đường thuế như Cộng hòa Síp.

Ý kiến của Ủy ban châu Âu (EC)? Sau khi gặp gỡ Thủ tướng Bratusek, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso cho biết không có dấu hiệu nào cho thấy nước này sẽ xin cứu trợ. Ông cũng nhấn mạnh rằng gói giải cứu Síp không phải là một hình mẫu cho các gói giải cứu khác. Một số nhà kinh tế lo sợ gói giải cứu Síp có thể châm ngòi cho sự tháo chạy của dòng tiền gửi khỏi các quốc gia Eurozone khó khăn và khiến cuộc khủng hoảng trầm trọng hơn.

Thị trường phản ứng ra sao? Nhà đầu tư lo lắng chứ không hoảng sợ. Theo số liệu của công ty thông tin tài chính Markit, chi phí dùng để bảo hiểm 10 triệu USD nợ công của Slovenia thông qua hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) là 250,000 USD/năm chỉ trước khi gói giải cứu Cộng hòa Síp được công bố vào giữa tháng 3. Hiện giờ mức chi phí này đã lên tới 328,000 USD.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   “Tỉ phú phá sản” William Herbert Hunt lại là tỉ phú (11/04/2013)

>   IMF cảnh báo về nguy cơ tăng trưởng ba tốc độ (11/04/2013)

>   Kinh tế Triều Tiên ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc (11/04/2013)

>   Singapore là điểm hấp dẫn FDI thứ 2 của Trung Quốc (11/04/2013)

>   Ít nhất 12 ngân hàng nhận được biên bản họp của Fed trước một ngày (11/04/2013)

>   Mỹ: Tin vào vàng hơn tin Bernanke (11/04/2013)

>   Nền kinh tế mãi ì ạch, vì sao? (11/04/2013)

>   Rò rỉ biên bản họp do… gửi nhầm, Fed buộc phải công bố sớm (11/04/2013)

>   Các ngân hàng trung ương nên để mắt tới lạm phát (10/04/2013)

>   Nga cung cấp cho Serbia 500 triệu USD tín dụng (10/04/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật