Thứ Ba, 05/03/2013 11:12

Việt Nam có thể xuất siêu trong năm 2013

Hai tháng đầu năm, Việt Nam tiếp tục xuất siêu 1,68 tỷ USD. Với những diễn biến như hiện nay, Bộ Công Thương dự báo trong năm 2013, Việt Nam vẫn có thể xuất siêu.

Xuất khẩu điện thoại đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu chung

Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 2 ước tính đạt 7,5 tỷ USD, giảm 34,6% so với tháng trước, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 6,6 tỷ USD, giảm 38,3% so với tháng trước. Như vậy, tháng 2 tiếp tục ghi nhận mức xuất siêu lên tới 900 triệu USD.

Luỹ kế hai tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 18,97 tỷ USD, tăng 23,9% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu ước đạt gần 17,3 tỷ USD. Theo đó, mức xuất siêu liên tiếp trong 2 tháng đầu năm là gần 1,68 tỷ USD, bằng 8,8% tổng kim ngạch hàng hóa XK.

Về con số xuất siêu này, ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhận định, một số ngành hàng như dệt may, da giày, điện tử, các mặt hàng nông sản (gạo, cà phê…) đang duy trì tiến độ tăng trưởng tốt. Bên cạnh đó, một số nhóm hàng khác tăng trưởng như túi xách đã đóng góp lớn cho tốc độ tăng của xuất khẩu.

Mặt khác, nhập khẩu giảm ở hai nhóm hàng: Nhóm hàng cần kiểm soát nhập khẩu như đá quý, kim loại quý, phế liệu sắt thép, linh kiện ô tô giảm 18,8%; nhóm cần thiết nhập khẩu so với cùng kỳ vẫn tăng trưởng nhưng chậm hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu giảm góp phần “nới rộng” khoảng cách giữa nhập khẩu và xuất khẩu tạo ra xuất siêu.

Trả lời cho câu hỏi xuất siêu có bền vững hay không, theo ông Hải, nếu nhìn vào chi tiết có thể thấy rằng, xuất siêu chủ yếu từ doanh nghiệp FDI. Trong khi doanh nghiệp FDI xuất siêu (kể cả dầu thô) đạt 2,96 tỷ USD thì khối doanh nghiệp 100% vốn trong nước vẫn tiếp tục nhập siêu với gần 1,3 tỷ USD.

Hiện nay, đối với các doanh nghiệp FDI, nhiều mặt hàng linh kiện được đầu tư mạnh, đang có đà phát triển, nên khả năng khối doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu. Còn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước, trong bối cảnh kinh doanh sản xuất khó khăn chung làm giảm tỷ trọng nhập siêu của khối này. Như vậy, trong năm 2013, Việt Nam vẫn có thể xuất siêu.

Tuy nhiên, khi kinh tế phục hồi, các doanh nghiệp trong nước có điều kiện phục hồi và tăng khả năng nhập khẩu, còn công suất của các doanh nghiệp FDI đạt “ngưỡng” thì khả năng xuất khẩu sẽ chững lại. Khi đó, rất có thể con số xuất siêu sẽ giảm đạt mức cân bằng cán cân thương mại hoặc trở lại nhập siêu.

Phan Thu

Hải Quan

Các tin tức khác

>   Cán cân thương mại Việt Nam-Ấn Độ sắp cân bằng (05/03/2013)

>   Tháng 1/2013: Xuất khẩu tôm tăng có đáng mừng? (05/03/2013)

>   Tìm nguồn vốn không phụ thuộc ngân hàng (05/03/2013)

>   Cơ hội mới cho dệt may (04/03/2013)

>   Bộ Công thương lạc quan về hiệu quả dự án bôxít (04/03/2013)

>   Dấu hiệu tích cực từ sản xuất công nghiệp (04/03/2013)

>   Không đăng ký giá, phạt 150 triệu đồng (04/03/2013)

>   Quỹ đầu tư mạo hiểm chưa thể mạo hiểm (04/03/2013)

>   Xuất siêu, chưa vội mừng… (04/03/2013)

>   Bế tắc đầu ra, nhà máy đường “dọa” giảm giá mía (04/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật