Thứ Ba, 19/03/2013 13:37

Khó khăn “bủa vây” doanh nghiệp

Sau thời gian điều tra “sức khỏe” cộng đồng doanh nghiệp tại TP.HCM, Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM vừa công bố những số liệu phản ánh tình trạng doanh nghiệp trên địa bàn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất – kinh doanh.

Theo kết quả khảo sát 800 doanh nghiệp hội viên mà Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM vừa thực hiện, có tới 81% trong số doanh nghiệp trên phàn nàn về chi phí, lệ phí quá cao, thuế thu nhập doanh nghiệp cao, khiến doanh nghiệp không đủ sức để cạnh tranh; 76% doanh nghiệp (chủ yếu là doanh nghiệp dệt may, da giày) cho biết, lợi nhuận của các hợp đồng xuất khẩu giảm mạnh do giá đơn hàng xuất khẩu không tăng, trong khi chi phí đầu vào tăng cao... Tương tự, có tới 76% doanh nghiệp được điều tra cho rằng, lãi suất vốn vay ngân hàng vẫn còn quá cao, giá nguyên vật liệu trong nước cao; 68% doanh nghiệp phản ánh còn gặp nhiều vướng mắc, phiền hà do hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ…; 92% doanh nghiệp yêu cầu có chính sách miễn, giảm và gia hạn thuế.

“Thú thực, tôi cảm thấy hơi buồn trước kết quả của cuộc điều tra trên”, ông Phạm Ngọc Hưng, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM chia sẻ và cho biết thêm, thống kê chung là vậy, song trên thực tế, tại mỗi doanh nghiệp lại đang tồn tại những nỗi lo riêng.

Ông Trần Việt Anh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Nam Thái Sơn cho biết, hiện nhiều doanh nghiệp ngành nhựa ở TP.HCM đã ký được hợp đồng (thực hiện từ nay đến tháng 6/2013), chủ yếu với các đối tác ở thị trường Đông Nam Á, nhưng dù có đơn hàng, song do thiếu vốn, nên doanh nghiệp chưa thể mua đủ nguyên liệu phục vụ sản xuất thực hiện các đơn hàng trên.

“Không có doanh nghiệp nào dám đi vay vốn ngân hàng lúc này vì lãi suất quá cao. Cần phải có chính sách tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp xuất khẩu thì mới mong cải thiện được tình hình”, ông Việt Anh kiến nghị.

Còn ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty Vissan lại cho rằng, vấn đề cơ bản nhất vẫn là có cơ chế thích hợp để giúp doanh nghiệp giải quyết khó khăn. “Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, thị trường, giải quyết nợ xấu vẫn chưa thể đi vào cuộc sống”, ông Mười nói và cho biết, với những doanh nghiệp nhỏ và vừa, do phải chịu đựng khó khăn chung của nền kinh tế trong thời gian kéo dài, nên sức chịu đựng của doanh nghiệp đã giảm sút và nguy cơ phải tạm đóng cửa hoạt động đang hiện hữu.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Bình Chánh (TP.HCM), Hiệp hội có tổng cộng hơn 100 doanh nghiệp hội viên, nhưng đến nay, chỉ còn 60 doanh nghiệp hoạt động (chủ yếu thuộc các lĩnh vực may mặc, thủ công mỹ nghệ) hiện cố gắng cầm cự, duy trì sản xuất.

Tại các buổi hội thảo, hội nghị, các chuyên gia đã nêu ra khá nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, song theo đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp TP.HCM, điều cần nhất lúc này là Chính phủ và Chính quyền Thành phố tạm ngưng ban hành thêm các loại thuế, phí phải thu của doanh nghiệp, người dân; miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho hàng tồn kho để giúp doanh nghiệp giảm giá bán, thu hồi vốn để có thể tái sản xuất…

Thanh Vũ

Báo đầu tư

Các tin tức khác

>   Việt Nam cần tăng giá bán cá tra vào Mỹ (19/03/2013)

>   Chính phủ duyệt Xi măng Đồng Bành về tay VISSAI (19/03/2013)

>   Cá tra tính kế chia lại thị phần (19/03/2013)

>   Căng mình để vượt sóng (18/03/2013)

>   EU sẽ nhập khẩu cá tra có chứng nhận ASC (18/03/2013)

>   Giày dép được giảm thuế xuất hàng sang EU (18/03/2013)

>   Lại họp bàn tái cơ cấu Vinashin, Vinalines (18/03/2013)

>   Doanh nghiệp FDI tận dụng tốt lợi thế đầu tư vào Việt Nam (18/03/2013)

>   Người nuôi cá tra vẫn khó chạm vốn ngân hàng (18/03/2013)

>   DOC nâng thuế cá tra: Xuất khẩu sang Mỹ sẽ không giảm? (18/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật