Thứ Hai, 18/03/2013 19:06

EU sẽ nhập khẩu cá tra có chứng nhận ASC

Nhiều quốc gia nhập khẩu cá tra của châu Âu sẽ dần chuyển sang nhập khẩu cá tra có chứng nhận của Hội đồng Quản lý nuôi trồng thủy sản (ASC) nhằm quản lý các tiêu chuẩn toàn cầu đối với việc nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.

Đây là thông tin mà Trung tâm Xúc tiến nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI) và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) của Hà Lan vừa đưa ra trong báo cáo nghiên cứu thị trường cá tra đạt chứng nhận ASC tại thị trường EU.

Trong thông báo của của Vasep công bố trên website của tổ chức này ở địa chỉ www.vasep.com.vn hôm 18 – 3, theo đó, ASC đặt mục tiêu trở thành chương trình chứng nhận hàng đầu trong nuôi trồng thủy sản toàn cầu.

Cụ thể, vào cuối năm 2013 hoặc cuối năm 2014, thị trường bán lẻ Hà Lan sẽ chỉ kinh doanh cá tra đạt ASC. ASC sẽ thay thế GlobalGAP trở thành chương trình chứng nhận chủ chốt. Cá tra đạt chứng nhận ASC không như cá tra đạt chứng nhận ASC không những là xu hướng tiêu dùng của người dân châu Âu mà giá xuất khẩu cũng cao hơn so với loại cá chưa đạt chứng chỉ này.

Tại Hà Lan, 93% lượng cá tra trên thị trường được tiêu thụ ở phân khúc bán lẻ. Cá tra đạt ASC có giá cao hơn 25% so với cá chưa đạt chứng nhận. Tại Đức, ước tính có khoảng 70-75% khối lượng cá tra bán tại phân khúc bán lẻ. 25-30% khối lượng còn lại bán trong phân khúc dịch vụ thực phẩm. Philê cá tra đông lạnh dán nhãn ASC được bán với mức giá cao hơn nhiều.

Năm 2012, EU có khoảng 504 triệu người sinh sống. Theo dự đoán của EUROSTAT, con số này sẽ tăng lên xấp xỉ 508 triệu vào năm 2015. Ước tính trung bình mỗi người dân châu Âu tiêu thụ 22,1kg thủy sản/năm (số liệu năm 2007), nên nhu cầu thủy sản sẽ tăng thêm tổng cộng 100.000 tấn trong 3 năm tới. Nguồn: CBI

Tương tự, cũng theo CBI, thị trường Ý cũng rất nhạy bén với các vấn đề liên quan đến môi trường, vì vậy trong dài hạn vấn đề môi trường dự kiến sẽ được quan tâm nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội cho chứng nhận bền vững cũng như một cách tiếp cận nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho các sản phẩm thủy sản. Điều này không chỉ có lợi cho sản phẩm cá tra mà còn là điều kiện để thay đổi nhận thức tiêu cực về sản phẩm.

Ở Ý, chuỗi hệ thống cung cấp thực phẩm cho biết họ sẵn sàng trả thêm tiền cho cá tra đạt chứng nhận ASC nếu giá tăng thêm dưới 10% so với cá tra không có chứng nhận.

Tiêu chuẩn ASC dựa trên 7 yêu cầu chính, trong đó nhấn mạnh đến trách nhiệm của trại nuôi cá đối với môi trường và xã hội. Đó là các yêu cầu về: tuân thủ pháp lý; thiết kế xây dựng, quản lý trang trại tránh tác động tiêu cực đến môi trường và người sử dụng khác; giảm tác động tiêu cực đến đất và nước; giảm thiểu tác động lên tính nguyên vẹn về di truyền của quần thể cá tra nội địa. Đồng thời, ASC cũng đặt ra yêu cầu về việc sử dụng và quản lý thức ăn cho cá; kiểm soát sức khỏe, thuốc thú y và hóa chất nhằm giảm thiểu tác động lên hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Trần Sơn

TBKTSG Online

Các tin tức khác

>   Giày dép được giảm thuế xuất hàng sang EU (18/03/2013)

>   Lại họp bàn tái cơ cấu Vinashin, Vinalines (18/03/2013)

>   Doanh nghiệp FDI tận dụng tốt lợi thế đầu tư vào Việt Nam (18/03/2013)

>   Người nuôi cá tra vẫn khó chạm vốn ngân hàng (18/03/2013)

>   DOC nâng thuế cá tra: Xuất khẩu sang Mỹ sẽ không giảm? (18/03/2013)

>   Hàng hóa qua luồng xanh hải quan tăng mạnh (17/03/2013)

>   Thống đốc yêu cầu ngân hàng tiếp tục hỗ trợ xuất khẩu (17/03/2013)

>   Lotte sẽ đầu tư khu phức hợp ở Thủ Thiêm (17/03/2013)

>   Doanh nghiệp lo ngại những rào cản phi thuế quan (17/03/2013)

>   Doanh nghiệp nhà nước và thách thức cải tổ (17/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật