Thứ Bảy, 16/03/2013 09:55

Chuyên gia: 4 bước giải quyết nợ xấu

“Vấn đề nợ xấu ngân hàng rất khó giải quyết triệt để. Chúng tôi không mong chờ một phương án ngắn hạn để giải quyết nợ xấu ở Việt Nam. Qui trình này phải được thực hiện từng bước”.

Đây là quan điểm của Nhóm nghiên cứu toàn cầu của ngân hàng Standard Chartered (SC) trong báo cáo “Việt Nam – điều hướng bức tranh vĩ mô” phát hành hôm nay (15-3). Trong báo cáo này, các chuyên viên nghiên cứu của ngân hàng đã nhấn mạnh một số bước quan trọng để có thể giải quyết được vấn đề nợ xấu một cách hiệu quả tại Việt Nam.

Báo cáo nói rằng, so sánh với dữ liệu lịch sử từ Thái Lan, Indonesia và Malaysia trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á, dựa trên kinh nghiệm của những nước từng tải qua khủng hoảng, ước tính (của các tác giả) chỉ ra rằng tỉ lệ nợ xấu của Việt Nam có thể kiểm soát được miễn là nó không vượt quá 20% tổng dư nợ.

“Thực tế, chi phí tái cấp vốn của Thái Lan là 34% GDP. Mức ước tính cho Việt Nam là 14,9% GDP, nếu mức nợ xấu lên tới 20% tổng dư nợ. Một yếu tố thuận lợi cho Việt Nam là lĩnh vực ngân hàng, nhìn chung thiếu kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu và chỉ có những sản phẩm khá đơn giản. Những yếu tố này sẽ làm cho bức tranh toàn cảnh đơn giản hơn dù vẫn thiếu minh bạch”, báo cáo viết.

Tuy nhiên, các chuyên gia của SC cho rằng vấn đề lớn ở đây là mức độ nợ xấu ở Việt Nam thiếu rõ ràng. Các ước đoán đều lệch nhau. Theo các cơ quan đánh giá quốc tế, mức nợ xấu thực tế rất khó ước đoán và lý do dẫn đến những ước đoán lệch nhau này là do các chuẩn mực kế toán khác nhau. Fitch đã lưu ý rằng nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam sẽ thấp khi áp dụng Chuẩn mực kế toán Việt Nam.

Thiếu minh bạch trong ngành ngân hàng, và việc nắm giữ cổ phiếu chéo, cũng là lý do dẫn đến sự thiếu rõ ràng này. Hầu như mỗi tổ chức kinh tế lớn lại có cổ phần trong tối thiểu một ngân hàng, trong khi những ngân hàng lớn lại cũng có cổ phần tại các ngân hàng nhỏ. Điều này khiến việc nhận diện và giải quyết nợ xấu trở nên khó khăn hơn.

Báo cáo viết: Chúng tôi không mong chờ một phương án ngắn hạn để giải quyết nợ xấu ở Việt Nam. Chúng tôi cho rằng qui trình này phải được thực hiện theo từng bước. Các chuyên gia đề xuất một số bước quan trọng để có thể giải quyết nợ xấu một cách hiệu quả.

Thứ nhất, việc ghi nhận nợ xấu cần phải được thực hiện cẩn thận, vì không có giải pháp nào có thể có hiệu quả nếu các khoản nợ xấu không được nhận thức và phân bổ một cách đúng đắn. Khi nào ghi nhận nợ xấu và ai sẽ chịu thiệt hại cuối cùng cũng cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng.

Thứ hai, cần trích lập dự phòng đầy đủ. Các ngân hàng Việt Nam không có truyền thống trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu. Vào năm 2012, một số ngân hàng lớn báo cáo lợi nhuận thấp hơn do dự phòng rủi ro cao hơn. Theo một thông tư mới ban hành của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng đã được yêu cầu phải chi nhiều hơn vào trích lập dự phòng từ tháng 6-2013.

Thứ ba, tái cấp vốn là bước đi sẽ giúp các ngân hàng có nguồn vốn cần thiết để tái tạo tình hình kinh doanh. Nhưng việc cấp vốn thế nào mới là quan trọng nhất. SC đưa ra 5 kênh có thể tài trợ cho tái cấp vốn ngân hàng gồm: Ngân hàng xóa nợ xấu, cứu trợ từ ngân sách; chính phủ hoặc ngân hàng chính sách mua lại nợ xấu; Ngân hàng Nhà nước bơm vốn bằng cách sử dụng dự trữ ngoại hối; thiết lập công ty quản lý tài sản và dùng vốn nước ngoài. Trong đó, kênh dùng vốn nước ngoài, theo các tác giả Báo cáo, nhiều ưu điểm hơn cả.

Thứ tư, ngành ngân hàng cần phải nâng cấp cơ chế quản lý và kiểm soát rủi ro. Các ngân hàng trong nước cũng cần học hỏi từ các ngân hàng nước ngoài, làm thế nào để tiến hành phân tích tín dụng dựa trên lưu chuyển tiền tệ và giám sát khả năng trả nợ của người vay một cách hiệu quả. Ngoài ra, cũng cần phải có một khung pháp lý mạnh mẽ với đầy đủ luật pháp về phá sản và tịch thu.

Các tác giả cho rằng, theo kinh nghiệm quốc tế nên có một vài kênh tài trợ giải quyết nợ xấu. Sự tham gia của chính phủ (dù qua cấp tín dụng hay tài trợ ngân sách) sẽ là chìa khóa để triển khai nhanh qui trình này. Việc thành lập một công ty quản lý tài sản (AMC) để nhận giải quyết các khoản nợ xấu cũng đang được tiến hành mặc dù nguồn chi phí lớn cho cải cách sẽ được tài trợ như thế nào vẫn còn chưa rõ ràng.

Cải cách ba lĩnh vực then chốt: nợ xấu trong ngân hàng, nâng cao hiệu quả và năng suất của doanh nghiệp nhà nước và bất động sản sẽ là những thách thức lớn cho các nhà hoạch định chính sách tại Việt Nam, nhưng thành công sẽ rất quan trọng nếu muốn có tăng trưởng bền vững, theo báo cáo trên.

Hồng Phúc

tbktsg

Các tin tức khác

>   Nhiều doanh nghiệp vi phạm quy chế quản lý ngoại hối (16/03/2013)

>   Cần giảm ngay lãi suất, khơi thông dòng vốn (16/03/2013)

>   Nền kinh tế trả lãi ngân hàng bao nhiêu tỷ USD? (15/03/2013)

>   Đề án công ty mua bán nợ đang trên bàn Bộ Tư pháp (15/03/2013)

>   Tổng tài sản giảm, an toàn hệ thống ngân hàng tăng (15/03/2013)

>   Cho vay mua nhà, hướng đến nhu cầu thực (15/03/2013)

>   Phân chia hạn mức tăng trưởng tín dụng: có thừa? (15/03/2013)

>   Tỉ giá và những nỗi lo... (15/03/2013)

>   Tín dụng ngoại tệ âm do cầu kéo chưa cải thiện (15/03/2013)

>   Vay mua nhà lãi suất 6%/năm (15/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật