Thứ Sáu, 08/03/2013 15:03

Cơ hội nào cho vàng trang sức?

Cần những quy chuẩn cho vàng trang sức 

Độ nóng của vàng miếng thời gian qua khiến vàng trang sức bị “lu mờ”. Nhưng thực tế, thị trường vàng trang sức có vai trò rất quan trọng, nếu không muốn nói là bạn đồng hành với vàng miếng. Vậy cơ hội nào cho vàng trang sức khi thị trường vàng miếng dần đi vào ổn định?

Vàng trang sức chỉ là một loại hàng hóa

Theo Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng, mục tiêu của cơ quan quản lý là chống vàng hóa trong nền kinh tế mà trước tiên là đưa kinh doanh vàng miếng vào khuôn khổ. Đến nay, thị trường đã đạt được những kết quả nhất định. Sau khi NHNN chấn chỉnh thị trường vàng miếng sẽ là cơ hội cho thị trường vàng trang sức phát triển.

Từng nhiều năm nghiên cứu về tài chính quốc tế, PGS.TS. Phan Duy Minh - Học viện Tài chính cho rằng, việc đưa hoạt động kinh doanh vàng miếng vào khuôn khổ là cần thiết. “Không có nước nào trên thế giới mua bán vàng miếng dễ dàng như ở Việt Nam, mà họ chủ yếu bán vàng trang sức. Vì vậy, việc phát triển thị trường vàng trang sức với ý nghĩa là một loại hàng hóa cũng rất quan trọng”, ông nói.

Sau khi Nghị định 24 đi vào cuộc sống, nhiều cửa hàng vàng không đủ điều kiện mua bán vàng miếng nên chỉ được kinh doanh vàng trang sức. Đặc biệt, sau khi hệ thống kinh doanh vàng miếng được NHNN cấp phép thì các cửa hàng đã đầu tư nhiều hơn cho mảng vàng trang sức.

Chị Tạ Thị Hương – Mai Động, Hoàng Mai (Hà Nội) nói như phân trần: thực chất việc quản lý mua bán của Nhà nước không phải là cấm mua bán mà là đưa hoạt động này vào khuôn khổ, mua bán có hóa đơn, chứng từ, giảm rủi ro cho người dân.

Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi nhiều người đã chọn mua nhẫn trơn, dây chuyền chứ không mua vàng miếng. Tuy nhiên do giá vàng đang ở mức cao trong khi thu nhập của người dân còn khiêm tốn, cộng thêm chất lượng vàng trang sức còn nhiều lộn xộn, nên người dân cũng không mấy mặn mà với mặt hàng này. “Thời điểm này, nếu có tiền chỉ gửi tiết kiệm là an toàn và sinh lời hơn cả”, chị Hương nói.

Mức thu nhập - yếu tố quyết định thị trường vàng trang sức

Theo ông Nguyễn Thanh Trúc – Tổng giám đốc Tổng Công ty vàng Agribank Việt Nam, sở dĩ thị trường vàng trang sức của Việt Nam còn chưa phát triển có nguyên nhân từ thu nhập của người dân ở mức thấp. Đặc biệt, trong vài ba năm trở lại đây khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn thì nhu cầu vàng trang sức càng giảm.

Với người dân Việt Nam thì vàng vừa là vật trang sức nhưng cũng đóng vai trò là tài sản tích trữ, của để dành. Và thực tế là hiện chất lượng vàng dùng sản xuất vàng trang sức khá “lộn xộn”, người tiêu khó biết được giá trị thực của món đồ mình mua. Chính vì thế nhiều người vẫn chọn “vàng ta” làm trang sức, dùng 3 - 4 năm sau vẫn bán được 70% giá trị ban đầu.

“Người dân nhiều nước trên thế giới, khi bỏ tiền mua cái nhẫn 400 nghìn USD dùng vài năm họ bán, thậm chí giá bán chỉ bằng 1/3 thời điểm mua, nhưng họ cũng bán. Bởi họ sử dụng chúng chỉ vào mục đích trang sức nên “chạy” theo mẫu mã, xu hướng thời trang”, ông Trúc chia sẻ.

Theo Nghị định 24, DN kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ phải có đăng ký kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký DN. Với cá nhân, hộ gia đình, hợp tác xã và DN được thực hiện gia công cho DN sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ và phải có đăng ký gia công vàng trang sức, mỹ nghệ trong Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc chứng nhận đăng ký DN.

Như vậy, với những làng nghề làm vàng trang sức, mỹ nghệ, hộ gia đình phải có chứng nhận gia công cho DN sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ mới được hoạt động. Ông Đinh Nho Bảng – Tổng Thư ký Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam (VGTA) cho biết, việc quản lý vàng trang sức chặt chẽ như vậy là hợp lý, bởi từ trước đến giờ các “lò” sản xuất vàng trang sức ở nhiều làng nghề làm không có đăng ký, nên thương hiệu không đảm bảo, khiến người tiêu dùng bị thiệt khi mua đi bán lại.

Tới đây, muốn phát triển thị trường vàng trang sức thì khâu định, cấp phép rất cần thiết. Từ đó bản thân các của đơn vị sản xuất phải lo giữ thương hiệu của mình. Lúc đó người tiêu dùng sẽ yên tâm hơn với chất lượng vàng trang sức, thị trường sẽ phát triển hơn. Nhưng trước mắt, vàng trang sức cần “sống”; những làng nghề, những bàn tay vàng của nghệ nhân chế tác vàng không thể để mai một. Vì vậy, vàng trang sức đang tìm đường xuất ngoại.

Đức Nghiêm

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Giá vàng sẽ giảm khi cung lấn át cầu (08/03/2013)

>   Kênh đầu tư Tháng 3/2013: Giá vàng sẽ còn tiếp tục diễn biến phức tạp  (12/03/2013)

>   Vàng son một thuở (08/03/2013)

>   Giá vàng rơi xuống dưới 44 triệu đồng (08/03/2013)

>   Vàng tăng giá thận trọng sau nhận định của ECB (08/03/2013)

>   Bất an với vàng (08/03/2013)

>   Việt Nam vẫn tiêu thụ hàng chục tấn vàng/năm (08/03/2013)

>   Hành dân vì cái bao bì vàng (08/03/2013)

>   Quản lý vàng: Ai lợi, ai thiệt? (07/03/2013)

>   Thị trường vàng khi nào hết bất ổn? (07/03/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật