Thứ Ba, 19/02/2013 08:48

Tìm đường xuất khẩu vật liệu xây dựng không nung

Một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không nung cho biết sẽ tiếp tục tìm cách xuất khẩu sản phẩm trong năm nay trước tình trạng mức tiêu thụ tại thị trường trong nước giảm mạnh do tác động từ thị trường bất động sản.

Khách tham quan đang tìm hiểu thông tin về vật liệu xây dựng không nung tại hội chợ triển lãm Vietbuild năm 2012.

Ông Đàm Thanh Tùng, Phó giám đốc Công ty cổ phần Vương Hải, cho biết bên cạnh việc củng cố kênh bán lẻ tại thị trường trong nước, công ty sẽ tiếp tục khai thác thị trường các nước trong khu vực như Singapore, Campuchia và Úc trong năm nay.

Nhà máy sản xuất của công ty này đặt tại tỉnh Đồng Nai có công suất thiết kế 100.000 mét khối gạch/năm, nhưng chỉ chạy 60% công suất trong năm 2012 do sức mua của thị trường trong nước giảm mạnh.

Ông Tùng cho biết chính nhờ kênh xuất khẩu giúp công ty duy trì hoạt động trong năm vừa qua khi thị trường nội địa chỉ tiêu thụ được khoảng 10.000 mét khối do nhiều dự án bất động sản hoãn tiến độ xây dựng.

Vật liệu xây dựng không nung bắt đầu có lợi thế khi được chọn để thay thế dần gạch đất sét nung vốn gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, và nhất là việc xâm hại diện tích đất nông nghiệp.

Theo số liệu của Sở Xây dựng TPHCM, nhu cầu xây dựng từ nay đến năm 2020 cần khoảng 42 tỉ viên gạch tiêu chuẩn, nếu đáp ứng nhu cầu này sẽ cần đến khoảng 60 triệu mét khối đất sét, tương ứng với khoảng 3.000 hécta đất nông nghiệp bị mất đi. Việc sản xuất đồng thời sẽ tiêu tốn khoảng 5,6 triệu tấn than và thải ra môi trường khoảng 17 triệu tấn khí CO2.

Theo quy định có hiệu lực từ ngày 15-1-2013, tất cả các công trình xây dựng cao từ chín tầng trở lên phải sử dụng 30% vật liệu không nung loại nhẹ, và từ năm 2015 trở đi tỷ lệ này phải nâng lên 50%.

Mặc dù đã có thông tư hướng dẫn nhưng giới sản xuất và kinh doanh trong lãnh vực này cho rằng chính sách chưa tác động ngay lên thị trường, nhất là thị trường bất động sản vẫn còn khó khăn.

Ông Phan Hoài Thanh, Tổng giám đốc Công ty Tân Kỷ Nguyên, cho rằng quy định trên chỉ áp dụng với những dự án mới đang xin giấy phép xây dựng, và do vậy cũng cần đến cả năm nữa những dự án này mới rục rịch xây dựng.

Với nhà máy có công suất thiết kế 100.000 mét khối/năm đặt tại tỉnh Long An, Công ty Tân Kỷ Nguyên cũng không thể chạy hết công suất trong năm vừa qua. Tương tự như Công ty Vương Hải, công ty này cũng duy trì sản xuất nhờ vào xuất khẩu sản phẩm sang các nước trong khu vực châu Á.

“Chưa kỳ vọng gì nhiều ở năm 2013 bởi để chính sách đi vào cuộc sống cũng cần phải có thời gian”, ông Thanh nhận định, và cho biết sẽ cố gắng duy trì sản xuất và tiếp tục tìm thị trường để xuất khẩu sản phẩm trong năm nay.

Đình Dũng

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp cần “làm mới” ở thị trường xuất khẩu (19/02/2013)

>   Phá sản, trong họa có phúc (19/02/2013)

>   Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô (18/02/2013)

>   Muốn gia hạn thuế, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị (18/02/2013)

>   TKV: Năm 2013 sẽ xuất khẩu gần 300.000 tấn alumin (18/02/2013)

>   Da giày đầu tư vào thị trường nào? (18/02/2013)

>   "Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường" (18/02/2013)

>   Kịch bản xuất khẩu thủy sản 2013 (18/02/2013)

>   Doanh nghiệp tìm cơ hội làm ăn năm 2013 (18/02/2013)

>   Thủy sản “mắc nghẹn” vì thức ăn FDI (18/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật