Thứ Ba, 19/02/2013 08:23

Doanh nghiệp cần “làm mới” ở thị trường xuất khẩu

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu của cả nước 10% trong năm 2013 so với năm 2012, doanh nghiệp xuất khẩu cần tập trung khai thác những thị trường mới, hoặc đưa ra những sản phẩm mới nhằm tăng giá trị, đặc biệt là các mặt hàng nông sản.

Doanh nghiệp nên khai thác thị trường Nhật bằng các phẩm gạo cao cấp

Các chuyên gia trong ngành thương mại và đại diện hiệp hội ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam cho rằng, doanh nghiệp có thể đưa những sản phẩm mới vào các thị trường cũ bằng cách khai thác nhu cầu, thói quen và thị hiếu nhằm phục vụ cho người tiêu dùng tốt hơn. Để làm được điều này, doanh nghiệp buộc phải tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm mà các quốc gia nhập khẩu đưa ra.

Cụ thể, Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản khuyến cáo các doanh nghiệp nên đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nhất là đối với mặt hàng gạo sang các thị trường khó tính như Nhật Bản. Thực tế, Việt Nam là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới nhưng chỉ xuất sang Nhật được 20 triệu đô la Mỹ, chiếm khoảng 3% kim ngạch nhập gạo của Nhật Bản.

Cơ quan này cho rằng, để tiếp tục khai thác tốt thị trường Nhật Bản trong năm 2013, doanh nghiệp xuất khẩu gạo sang Nhật phải tuân thủ Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm của quốc gia này. Ngoài ra, việc khai thác thị trường Nhật Bản bằng các loại gạo cao cấp cũng cần được lưu ý bằng cách nâng cao chất lượng với giống gạo ngon, phát triển vùng sản xuất nguyên liệu chất lượng cao hoặc có thể xuất khẩu chế phẩm từ gạo như tinh bột hay bánh quy bột.

Một trường hợp khác, để “làm mới” thị trường nhập khẩu, doanh nghiệp có thể khai phá một thị trường hoàn toàn mới, có nhiều tiềm năng tiêu thụ các mặt hàng của Việt Nam, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa thâm nhập được. Đơn cử, nhiều năm qua, Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) luôn là thị trường nhập khẩu chè lớn thứ hai thế giới, sau Nga, với trị giá nhập khẩu gần 500 triệu đô la Mỹ/năm. Về tỷ trọng, nhập khẩu chè của UAE chiếm khoảng 9,4% tổng giá trị nhập khẩu chè của thế giới năm 2011.

Hiện tại, Sri Lanka đang là thị trường cung cấp chè lớn nhất cho UAE, chiếm khoảng 20% kim ngạch nhập khẩu chè của UAE. Giữ vị trí tiếp theo là Ấn Độ với tỷ trọng 8%.

Theo Bộ Công Thương, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường UAE. Năm 2013, ngành chè nên đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này. UAE có cơ sở hạ tầng hiện đại phục vụ các hoạt động xuất nhập khẩu chè tại Trung tâm Dubai Multi-Commodities Centre (DMCC), với các nhà kho, xưởng lớn và thiết bị hiện đại phục vụ lưu trữ, pha trộn, đóng gói, và các văn phòng giao dịch chè.

Trần Sơn

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Phá sản, trong họa có phúc (19/02/2013)

>   Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô (18/02/2013)

>   Muốn gia hạn thuế, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị (18/02/2013)

>   TKV: Năm 2013 sẽ xuất khẩu gần 300.000 tấn alumin (18/02/2013)

>   Da giày đầu tư vào thị trường nào? (18/02/2013)

>   "Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường" (18/02/2013)

>   Kịch bản xuất khẩu thủy sản 2013 (18/02/2013)

>   Doanh nghiệp tìm cơ hội làm ăn năm 2013 (18/02/2013)

>   Thủy sản “mắc nghẹn” vì thức ăn FDI (18/02/2013)

>   Mỹ: Tôm Việt gây thiệt hại cho ngành tôm nội địa (18/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật