Thứ Hai, 18/02/2013 11:47

Kịch bản xuất khẩu thủy sản 2013

Vasep dự báo: Năm 2013, một số lĩnh vực chủ lực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn. Ngành cá tra sẽ cần sự điều chỉnh về cung - cầu để giá cá trên thị trường thế giới được hồi phục trở lại, hướng tới sự phát triển bền vững.

Ngoài ra, trong năm nay sẽ có thêm một số diện tích cá tra nuôi bị thu hẹp, đặc biệt là ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, và một số DN thiếu vốn.

Tiếp sức vượt khó

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ thị trường... Trong đó, thủy sản là một trong số ít ngành được hưởng chính sách ưu tiên của Chính phủ. Tại Nghị quyết này, hai kiến nghị lớn nhất của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep) trong thời gian qua là không xếp túi nilon bao gói hàng nhập khẩu vào đối tượng phải chịu thuế bảo vệ môi trường, đồng thời được hoàn thuế và giãn thời hạn được vay ngoại tệ ngắn hạn đến hết năm 2013 đã được thông qua.

Bên cạnh đó, DN hoạt động trong lĩnh vực gia công, sản xuất, chế biến thủy sản sử dụng nhiều lao động được gia hạn 6 tháng thời hạn nộp thuế thu nhập DN. Đồng thời, Ngân hàng Phát triển Việt Nam sẽ tiếp tục cho các DN có nhu cầu vay vốn để mua thức ăn chăn nuôi thủy sản phục vụ xuất khẩu theo cơ chế vay vốn tín dụng và xem xét gia hạn thời gian vay vốn tối đa từ 12 - 36 tháng đối với khoản vay vốn tín dụng xuất khẩu cho nhóm hàng thủy sản…

Với những chính sách mới này, theo đánh giá của nhiều DN hoạt động trong lĩnh vực thủy sản, sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, tiếp sức cho xuất khẩu thủy sản vượt qua những khó khăn nội tại và từ thị trường các nước. Năm 2013 - một năm được coi còn nhiều "sóng gió" đòi hỏi phải có sự tiếp sức từ phía Chính phủ cũng như sự nỗ lực từ phía các tổ chức, DN nói chung, trong đó có các DN ngành thủy sản nói riêng để góp phần vực dậy nền kinh tế đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn.

“Kịch bản” cho 2013

Theo Vasep, trong năm 2012, xuất khẩu thủy sản đạt 6,134 tỷ USD, chỉ tăng 0,3% so với năm trước. Như vậy, mục tiêu đặt ra cho năm 2012 là xuất khẩu 6,5 tỷ USD hàng thủy sản đã không đạt được mặc dù ngành thủy sản có nhiều nỗ lực đáng kể trong bối cảnh có quá nhiều khó khăn nội tại và thách thức của thị trường thế giới. Tuy nhiên, sự sụt giảm của thủy sản nuôi khiến cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam chững lại.

Năm 2013 xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ đi theo kịch bản nào? Những khó khăn về vốn, nguyên liệu, rào cản thị trường có được tháo gỡ không? Sự sụt giảm của ngành thủy sản hay là sự chững lại cần thiết để tái cơ cấu và quy hoạch lại ngành, hướng tới tương lai sản xuất và xuất khẩu bền vững?

Theo Vasep, dự báo năm 2013, một số lĩnh vực chủ lực của xuất khẩu thủy sản Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục đối mặt với khó khăn. Ngành cá tra sẽ cần sự điều chỉnh về cung - cầu để giá cá trên thị trường thế giới được hồi phục trở lại, hướng tới sự phát triển bền vững. Ngoài ra, trong năm nay sẽ có thêm một số diện tích cá tra nuôi bị thu hẹp, đặc biệt là ở những hộ nuôi nhỏ lẻ, và một số DN thiếu vốn. Điều này sẽ góp phần làm giảm nguồn cung và đẩy giá cá tra nguyên liệu tăng, dự kiến dao động 24.000 - 26.000 đồng/kg, cao hơn mặt bằng giá chung của năm 2012.

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Hữu Dũng - Phó Chủ tịch Vasep cho rằng, cần có thời gian cho việc thay đổi nhận thức, quan điểm của người tiêu dùng thế giới về cá tra của Việt Nam, nhằm củng cố thị trường tiêu thụ. Dự báo năm 2013, XK cá tra có thể diễn ra theo 3 kịch bản (xuất khẩu cá tra có thể vẫn duy trì mức 1,8 tỷ USD trong điều kiện thuận lợi; 1,5 tỷ USD hoặc 1,2 tỷ USD trong tình huống còn nhiều khó khăn kéo dài sang năm nay).

Theo CTCP Xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Cà Mau (Agrimexco Cà Mau), tháng 1/2013, công ty đã xuất khẩu 200 tấn tôm các loại đạt giá trị 1,3 triệu USD. Tuy nhiên, nhu cầu tiêu thụ tôm tại 2 thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật Bản và châu Âu hiện tại chỉ duy trì được ở mức trung bình như năm 2012 và chưa có dấu hiệu khởi sắc. Do nhu cầu không tăng nên giá xuất khẩu tôm vẫn duy trì ở mức cũ.

Đó là ví dụ cụ thể, còn về tình hình chung cho xuất khẩu tôm trong năm 2013 sang các thị trường chính như Nhật Bản, EU, Mỹ cũng được các chuyên gia dự báo sẽ không tăng… do tôm sang các thị trường này đang vấp phải rào cản về vệ sinh an toàn thực phẩm, như chất kháng sinh ethoxyquin đối với con tôm xuất khẩu vào Nhật Bản, EU, Mỹ. Hoặc việc Liên minh Khai thác tôm Mỹ (COGSI) đã đệ đơn kiện lên Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nước ấm nhập khẩu từ 7 nước, trong đó có Việt Nam do nghi ngờ ngành tôm của những nước này nhận được các khoản trợ cấp từ chính phủ, trong khi Mỹ là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ 2 của Việt Nam.

Nếu như tôm Việt Nam vẫn tiếp tục phải đối mặt với rào cản thương mại này thì xuất khẩu trong năm 2013 sẽ khó tăng trưởng cao được.

Tuyết Thanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Doanh nghiệp tìm cơ hội làm ăn năm 2013 (18/02/2013)

>   Thủy sản “mắc nghẹn” vì thức ăn FDI (18/02/2013)

>   Mỹ: Tôm Việt gây thiệt hại cho ngành tôm nội địa (18/02/2013)

>   Đầu tư ra nước ngoài bắt đầu thu lợi (18/02/2013)

>   TP.HCM cần 53.000 lao động sau Tết (17/02/2013)

>   Gia hạn hoàn thành dự án Nhà máy Mông Dương 1 (17/02/2013)

>   Nâng công suất dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn (17/02/2013)

>   Việt Nam sẽ ổn nếu làm đúng như cam kết (17/02/2013)

>   Xuất khẩu “trúng mánh” (17/02/2013)

>   Ngành công nghiệp hỗ trợ: Nhìn từ lĩnh vực xe máy (17/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật