Thứ Hai, 18/02/2013 15:14

Da giày đầu tư vào thị trường nào?

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso cho rằng, để hoàn thành mục tiêu kế hoạch xuất khẩu trong năm nay, Lefaso đang tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các DN giữ vững các thị trường truyền thống; đồng thời khai thác và mở rộng các thị trường mới, để hạn chế phụ thuộc vào các thị trường chính yếu.

Giá giày dép cao do chí phí đẩy

Theo Hiệp hội Da giày và Túi xách Việt Nam (Lefaso), năm 2013, dự báo kinh tế thế giới và trong nước tiềm ẩn nhiều rủi ro, tuy nhiên ngành da giày vẫn dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,7 tỷ USD, tăng trên 10% so với kết quả thực hiện trong năm 2012.

Ông Nguyễn Đức Thuấn - Chủ tịch Lefaso cho biết, trong tổng kim ngạch xuất khẩu khoảng 9,7 tỷ USD của ngành da giày, túi xách, dự kiến sẽ có khoảng 8 tỷ USD của mặt hàng giày dép và 1,7 tỷ USD của mặt hàng cặp, túi xách. Để đạt mục tiêu này, ngành dự kiến khai thác tối đa các thị trường truyền thống.

Nhà nhập khẩu khảo sát mặt hàng tại Công ty giày An Lạc (TP. Hồ Chí Minh)

Theo đó, dự kiến thị trường châu Âu tăng từ 5-6%; từ 15-20%, tại thị trường Mỹ và tăng khoảng 30% tại thị trường Nhật Bản. Ngoài ra, ngành da giày dự kiến cũng sẽ tăng thị phần tại các thị trường mới như Đông Âu, Úc… Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu trong năm 2013 vẫn là giày thể thao và giày vải các loại, đồng thời chú trọng mặt hàng cặp và túi xách.

Thời gian qua các DN da giày đang nâng dần tỷ lệ nội địa hoá các loại sản phẩm, phấn đấu tỷ lệ nội địa hoá đạt từ 60%-65%. Đặc biệt tiếp tục nâng cao tỷ lệ nội địa hoá cho các dòng sản phẩm trung cấp như giày thể thao, giày dép trẻ em các loại. Các DN cũng đang chuyển dần phương thức sản xuất gia công sang hình thức FOB (mua nguyên liệu, bán thành phẩm) và ODM (từ thiết kế sản xuất), phấn đấu tăng tỷ lệ FOB từ 30% hiện nay lên 40% trong thời gian tới; tỷ lệ ODM cũng có mức tăng từ 5% lên 10%, gia tăng thị phần tiêu thụ trên các thị trường nội địa từ 30% lên 50%...

Dù rằng, ngành da giày, túi xách vẫn duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu, nhưng theo Lefaso, hầu hết các DN da giày đang phải đối mặt với không ít khó khăn trong tiếp nhận đơn hàng. Hiện nay chỉ có một vài đơn vị lớn như: Công ty Đông Hưng, Liên Phát… có đơn hàng trong 6 tháng đầu năm 2013. Tuy nhiên, số đơn hàng của các công ty này cũng mới chỉ đạt 70%-80% năng lực sản xuất.

Trong khi đó, các công ty da giày hiện đang phải gánh thêm nhiều chi phí do giá vật tư đầu vào tăng cao và việc điều chỉnh mức lương tối thiểu, phí công đoàn, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội... khiến giá thành bị đội lên khá cao so với sản phẩm cùng loại của các nước lân cận. Hơn nữa vấn đề tiếp cận vốn của các DN hiện nay chưa dễ dàng do phần nhiều các DN da giày là gia công, năng lực tài chính yếu, sổ sách kế toán không rõ ràng dẫn đến ngân hàng ngại cho vay.

Trong thời gian qua một số DN do quá khó khăn phải đóng cửa hoặc thu hẹp sản xuất như Công ty giày Hiệp An, Công ty giày Đức Thành… Ngoài ra tình trạng biến động cũng gây nhiều khó khăn cho các DN da giày. Trong năm qua các DN da giày luôn phải đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động và sự cạnh tranh giành giật lao động có tay nghề của nhau.

Trung Quốc - thị trường tiêu thụ da giày Việt Nam

Ông Nguyễn Đức Thuấn cho rằng, để hoàn thành mục tiêu kế hoạch xuất khẩu trong năm nay, Lefaso đang tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại để hỗ trợ các DN giữ vững các thị trường truyền thống; đồng thời khai thác và mở rộng các thị trường mới, để hạn chế phụ thuộc vào các thị trường chính yếu. Đồng thời Lefaso cũng nỗ lực gia tăng giá trị xuất khẩu cho hàng da giày Việt, chứ không đơn thuần chỉ tăng kim ngạch xuất khẩu.

Đặc biệt, từ năm 2013, ngành da giày, túi xách sẽ thay đổi tầm nhìn đối với thị trường Trung Quốc, “không chỉ coi thị trường láng giềng này là nguồn cung cấp nguyên phụ liệu mà là một thị trường lớn cho hoạt động xuất khẩu da giày, túi xách trong những năm sắp tới”, ông Thuấn cho biết.

Bên cạnh đó, tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác dự báo và cập nhật kịp thời thông tin về thị trường cũng như những thay đổi về chính sách, lợi ích của các Hiệp định thương mại và việc áp dụng các biện pháp bảo hộ của nước ngoài để doanh nghiệp nhất là các công ty quy mô nhỏ có biện pháp ứng phó kịp thời.

Ngoài ra, năm 2013 Lefaso sẽ tăng cường tiếp thị giày dép Việt tại thị trường nội địa, theo đó phát triển hệ thống tiêu thụ rộng khắp cả nước. Đồng thời, Lefaso sẽ có các hoạt động bảo lãnh, kết nối với ngân hàng để hỗ trợ DN tiếp cận các nguồn vốn vay chủ động hơn.

Cùng với đó là các hoạt động tạo điều kiện cho các DN da giày đẩy mạnh kinh doanh sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ sản phẩm trong nội địa. Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu thông qua tăng cường sử dụng nguyên liệu từ các DN trong nước, kêu gọi đầu tư toàn xã hội từng bước phát triển nền công nghiệp phụ trợ da giày.

Lan Phương

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   "Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường" (18/02/2013)

>   Kịch bản xuất khẩu thủy sản 2013 (18/02/2013)

>   Doanh nghiệp tìm cơ hội làm ăn năm 2013 (18/02/2013)

>   Thủy sản “mắc nghẹn” vì thức ăn FDI (18/02/2013)

>   Mỹ: Tôm Việt gây thiệt hại cho ngành tôm nội địa (18/02/2013)

>   Đầu tư ra nước ngoài bắt đầu thu lợi (18/02/2013)

>   TP.HCM cần 53.000 lao động sau Tết (17/02/2013)

>   Gia hạn hoàn thành dự án Nhà máy Mông Dương 1 (17/02/2013)

>   Nâng công suất dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn (17/02/2013)

>   Việt Nam sẽ ổn nếu làm đúng như cam kết (17/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật