Thứ Ba, 26/02/2013 23:30

Kỳ vọng cú hích từ T.P.P

Doanh nghiệp trong nước cần tận dụng T.P.P để tham gia vào chuỗi liên kết, thoát khỏi việc gia công cho đối tác nước ngoài và dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết toàn cầu

Ông Lê Thành Ân, Tổng Lãnh sự Mỹ tại TPHCM, cho biết năm 2001, Việt Nam ký Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế… thì Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là T.P.P - Việt Nam đang đàm phán để ký kết) sẽ là bước kế tiếp nâng mức tín nhiệm cho nền kinh tế, tăng năng lực cạnh tranh cho Việt Nam.

Chờ làn sóng đầu tư mới

Theo đó, thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu đang ở mức 10%-25%, một số mặt hàng 50% hiện nay sẽ giảm dần về 0%. “T.P.P bao gồm những chuẩn mực cao hơn về môi trường, trí tuệ, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, là cơ hội phát triển thật sự cho Việt Nam” - ông Lê Thành Ân nhận xét. Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương, nhận định T.P.P không chỉ đề cập vấn đề kinh tế, thương mại đang diễn ra mà các lĩnh vực phi truyền thống như: lao động, môi trường, mua sắm Chính phủ, chống tham nhũng… cũng được đề cập. Theo ông Khanh, kim ngạch xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của Việt Nam nên sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào các nước thành viên của T.P.P, nhất là các thị trường mới như Canada, Mexico - những nơi Việt Nam chưa thiết lập Hiệp định Thương mại tự do (FTA).

Theo các chuyên gia kinh tế, T.P.P được trông chờ sẽ tạo ra cú hích đầu tư tiếp theo vào Việt Nam. Nếu năm 2007, gia nhập WTO đã giúp Việt Nam thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 61 tỉ USD thì TPP kỳ vọng sẽ đón dòng vốn đầu tư lớn hơn nhiều. Lượng vốn FDI có thể tràn vào Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ xuất khẩu qua Mỹ để hưởng mức thuế quan thấp… “Lúc này, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng TPP để tham gia vào chuỗi liên kết, thoát khỏi việc gia công cho đối tác nước ngoài và dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết toàn cầu” - ông Khanh nhấn mạnh.

80% hàng dệt may chưa đáp ứng được

Theo nghiên cứu của giáo sư Peter A.Petri, Đại học Brandeis - Mỹ, về cơ hội đối với các nước khi tham gia TPP, Việt Nam sẽ có nhiều lợi ích về tăng thu nhập quốc gia, tăng trưởng xuất khẩu, trong đó dệt may, quần áo, giày dép và thiết bị điện là 3 ngành hưởng lợi nhiều nhất. Theo nội dung đàm phán, các nước sẽ phải cắt giảm thuế quan và đưa dần về 0% đối với các ngành hàng, trừ một số mặt hàng nhạy cảm. Tuy nhiên, theo ông Ngô Chung Khanh, vướng mắc lớn nhất đối với ngành dệt may là yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ, khi Mỹ yêu cầu hàng xuất khẩu dệt may phải đáp ứng các quy tắc về sợi. “Nếu áp dụng quy định này, 80% hàng dệt may của Việt Nam không đáp ứng được bởi ngành dệt nhuộm của Việt Nam còn kém phát triển, nguồn nguyên liệu cho ngành đa phần phải nhập khẩu… Đây là vấn đề khó mà cả Việt Nam lẫn Mỹ đang phải đàm phán, giải quyết” - ông Khanh cho biết.

Vũ Phong

Người lao động

Các tin tức khác

>   Đến 2015, Vinapaco sẽ thoái vốn tại 9 doanh nghiệp (26/02/2013)

>   Nhiều cơ hội để DN tiếp cận nguồn vốn (26/02/2013)

>   Ba tập đoàn lớn thỏa thuận hợp tác chiến lược (26/02/2013)

>   Vụ kiện chống trợ cấp tôm VN tại Mỹ: Người tiêu dùng thiệt nhất! (26/02/2013)

>   Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt trên 4,8 tỷ USD (26/02/2013)

>   Doanh nghiệp Việt Nam tại Đông Âu nhận diện khó khăn (26/02/2013)

>   Sếp Ford Việt Nam ủng hộ cấm mua ôtô bằng tiền mặt (26/02/2013)

>   Nếu Air Mekong ngừng bay, còn ai dám đầu tư vào hàng không Việt?! (26/02/2013)

>   Xuất khẩu thủy sản 2013: Mục tiêu đầy áp lực (26/02/2013)

>   Cứu doanh nghiệp hay cứu nền kinh tế? (26/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật