Thứ Hai, 04/02/2013 11:32

HSBC: Kinh tế năm Quý Tỵ ngọt ngào nhưng cần thận trọng

Theo báo cáo triển vọng kinh tế vĩ mô tháng 2/2013 của HSBC, chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 1 tăng nhẹ trên mức 50 điểm đang tạo một nền tảng mạnh mẽ để nền kinh tế Việt Nam bước vào năm 2013 đầy triển vọng. Tuy nhiên lạm phát toàn phần tăng nhẹ đang tạo áp lực lớn và NHNN cần phải thận trọng.

* HSBC: Sản xuất tháng 1 tăng trưởng nhưng còn nhiều gian nan phía trước

Chờ những động thái cụ thể

Theo HSBC, Việt Nam cũng vừa bước vào năm 2013 với một nền tảng mạnh mẽ hơn và các số liệu kinh tế tích cực hơn trong tháng 1. Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam của HSBC cho thấy, chỉ số phụ về sản lượng đã tăng ba tháng liên tiếp. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng hơn 40% so với cùng kỳ năm trước, với thặng dư thương mại của tháng Giêng dự kiến là 200 triệu USD. Lạm phát vẫn giữ ở mức một con số kể từ tháng 5.2012 và dòng vốn FDI tăng tốc đáng kể.

Tuy nhiên,quá trình phục hồi kinh tế ở Việt Nam vẫn còn mong manh và đầy khó khăn, thể hiện ở chỉ số PMI toàn phần. Sau khi tăng trong tháng 11.2012, hoạt động sản xuất lại thụt lùi trong tháng 12 thì chỉ tăng nhẹ trong tháng Giêng.

Trong khi xuất khẩu tăng nhanh rất ấn tượng nếu xét trong bối cảnh nhu cầu yếu ở các nước thuộc khu vực đồng tiền chung, nó đang bị sai lệch do yếu tố mùa vụ. Tết Nguyên đán năm nay diễn ra vào tháng Hai trong khi năm ngoái là tháng Giêng. Có nghĩa là dấu hiệu tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu có thể sẽ yếu vào tháng Hai so với cùng kỳ năm ngoái.

NNHH đã lên tiếng về việc hạ lãi suất nhưng bất kỳ động thái nào để thực hiện điều này đều có khả năng ảnh hưởng nhẹ đến tăng trưởng tín dụng. NHNN đã giảm lãi suất trên thị trường mở OMO tổng cộng 7 điểm trong năm 2012. Tín dụng cả năm 2012 tăng 8,9%, giảm so với mức 14,4% trong năm 2011. Nợ xấu vẫn còn lơ lửng trong hệ thống tài chính sẽ tiếp tục làm giảm nhu cầu tín dụng.

HSBC cho rằng động thái bơm tín dụng của Chính phủ vào các lĩnh vực đang gặp khó khăn mà không có những cải cách cụ thể để tăng tính minh bạch của khu vực tài chính và khối doanh nghiệp Nhà nước là điều đáng ngại. Những biện pháp như vậy sẽ làm tăng rủi ro mang tính hệ thống mà không giải quyết những thách thức cơ bản của nền kinh tế.

Cần để mắt đến lạm phát

Cũng theo nhận định của HSBC, nền kinh tế trong nước đang bắt đầu có hướng đi đúng. Sản lượng trong lĩnh vực sản xuất đã cải thiện ba tháng liên tiếp mặc dù vẫn còn chậm chạp. Các biện pháp chiết khấu, tăng tốc tín dụng đến cuối năm đã giúp kích cầu trong nước.

Kết quả là các đơn đặt hàng mới cũng như số lượng mua hàng gia tăng trong tháng Giêng. Sự sụt giảm hàng tồn kho cũng như dự đoán của các nhà sản xuất về nhu cầu tăng cao đã phản ảnh số lượng hàng mua tăng nhanh chính là động lực kích thích cho những tháng sắp tới.

Tuy nhiên một điều đáng ngại là giá cả đầu vào tiếp tục tăng. Chỉ số lạm phát chính thức mới nhất của tháng Giêng đã phản ánh xu hướng này. Lạm phát toàn phần tháng Giêng tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước trong khi tháng 12.2012 chỉ là 6,9%. Về mặt liên tục, lạm phát tăng 1,3% so với tháng trước (không tính yếu tố điều chỉnh theo mùa) từ mức 0,3% của tháng 12.2012.

Tuy nhiên yếu tố mùa vụ cũng đóng vai trò khá lớn trong việc tăng lạm phát, ví dụ trong dịp tết này thì sản phẩm hàng thực phẩm chắc chắn sẽ tăng cao hơn. Khi đó lạm phát thực phẩm cũng tăng lên và đẩy lạm phát toàn phần tăng lên. Điều này có nghĩa là Việt Nam sẽ phải thận trọng nếu muốn duy trì lạm phát một con số.

Một điểm nữa mà HSBC muốn lưu ý là nhu cầu trong nước vẫn còn khá yếu dù có mức phục hồi chậm. Điều này sẽ giúp đối phó một số các áp lực lạm phát đến từ môi trường bên ngoài. Liệu các biện pháp NHNN áp dụng gần đây để vực dậy nhu cầu trong nước thông qua việc cắt giảm lãi suất có thực sự khả thi?

Điều đó thực sự phụ thuộc vào các công cụ NHNN sử dụng. Nếu NHNN giảm lãi suất thị trường mở hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thì việc giảm lãi suất dường như không thể nâng cao tăng trưởng tín dụng vì đà tăng trưởng hiện tại đang chậm chạp không phải do thiếu thanh khoản mà do nhu cầu giảm sút trong nền kinh tế dẫn dắt.

Thêm vào đó, chính phủ cần thực thi những biện pháp về giải quyết nợ xấu, nâng cao tính hiệu quả các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước và giải cứu thị trường BĐS thì nhu cầu nội địa sẽ được kích thích. Khi đó áp lực lạm phát từ bên ngoài có thể sẽ giảm xuống.

Thời gian phía trước, lạm phát được kiềm chế sẽ là một bằng chứng để đánh giá hiệu quả và cam kết của Chính phủ đối với nền kinh tế.

Sanh Tín (Vietstock)

FFn

Các tin tức khác

>   Năm 2012: Những mảng sáng - tối trong thu hút vốn FDI (03/02/2013)

>   Kiềm chế lạm phát qua góc nhìn của chuyên gia, nhà quản lý (03/02/2013)

>   Mục tiêu tham vọng 2013: Lạm phát thấp, tăng trưởng cao (02/02/2013)

>   Dự kiến CPI tháng 2 sẽ tiếp tục tăng cao (01/02/2013)

>   'Việt Nam là đối tác ODA quan trọng nhất của Nhật' (31/01/2013)

>   Trách nhiệm kìm lạm phát không chỉ của NHNN (31/01/2013)

>   Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế (31/01/2013)

>   Nhóm nghiên cứu VEPR: Lạm phát năm 2013 có thể ở mức 10% (30/01/2013)

>   PGS - TS. Trần Hoàng Ngân: Mầm mống lạm phát phi tiền tệ còn rất lớn (30/01/2013)

>   Hâm nóng dòng vốn FDI (30/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật