Thứ Năm, 31/01/2013 06:36

Trách nhiệm kìm lạm phát không chỉ của NHNN

Việc kiềm chế lạm phát phải có trách nhiệm của cả Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT.

Mới đây, tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2013, Chính phủ đã giao cho Ngân hàng Nhà nước (NHNN) bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm 2013 thấp hơn mức 6,81% của năm 2012. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng không nên để hết trách nhiệm này lên vai NHNN.

CPI tăng vì có yếu tố bất thường

PGS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nhận định: “Tổng cục Thống kê vừa thông báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1 tăng 1,25% so với tháng 12-2012. Như vậy, so với cùng kỳ năm 2012, CPI tháng 1 đã tăng 0,25%. Nếu tình trạng này kéo dài thì khả năng lạm phát tăng cao trở lại là rất lớn. Trong rổ hàng hóa tính CPI, nhóm hàng lương thực, thực phẩm chiếm đến 40% nên CPI chịu tác động rất lớn từ sự thất thường của nhóm hàng này”.

Bởi vậy theo ông Ngân, nếu chỉ giao cho NHNN kiềm chế lạm phát thôi chưa đủ mà phải có trách nhiệm của cả Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và Bộ NN&PTNT.

Đồng quan điểm, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng trách nhiệm kiểm soát lạm phát là của toàn ngành kinh tế. “Nếu giá xăng dầu lên, giá điện tăng… thì NHNN làm được gì? Tất nhiên lạm phát còn do yếu tố tiền tệ nhưng trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay, tín dụng có tăng được đâu mà do tiền tệ?” - ông Doanh nói.

Thế nhưng việc CPI tăng, theo TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chưa phải là điều đáng ngại. Vì CPI tháng Giêng còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch vụ y tế. Riêng nhóm này đã tăng đến 7% trong tháng 1, chiếm 1/3 tổng CPI của tháng. “Nếu trừ đi yếu tố bất thường này thì CPI của tháng 1 chỉ tăng khoảng 0,8% mà thôi. Vì thế nói lạm phát sẽ cao trở lại là chưa chính xác hoàn toàn. Những gì có tính chất bất thường không thể gọi là xu hướng và dịch vụ y tế vừa qua cũng là một vấn đề bất thường” - ông phân tích. “Chưa kể khoảng thời gian này là tháng cận tết, chi phí giao thông vận tải tăng cũng tác động đến nhóm này” - ông nói thêm.

Nhiều mặt hàng đang bị làm giá

Mặc dù vậy, lạm phát vốn chịu ảnh hưởng rất nhiều từ giá cả. Do đó, theo TS Lê Xuân Nghĩa, muốn CPI ổn định phải điều hành giá cả dịch vụ thật tốt, đặc biệt là giá cả dịch vụ ở các địa phương.

Trường hợp giá trứng gia cầm tăng đột biến vừa qua là một bài học thiết thực trong việc kiểm soát giá cả trên thị trường

Bên cạnh đó, ông Trần Hoàng Ngân cũng cho biết có nhiều mặt hàng đang bị tư thương làm giá. Sản phẩm từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng vốn phải qua rất nhiều khâu trung gian, từ đó giá bị “thổi” lên cao. “Thật khó chấp nhận được khi một nước có thế mạnh về nông nghiệp nhưng giá rau, quả, thực phẩm lại thường biến động phức tạp” - ông nhận định.

Và theo các chuyên gia, nếu không kiểm soát được giá cả thì cả xã hội phải trả giá, đã có bài học nhãn tiền từ trường hợp giá trứng gia cầm vừa qua và tiếp theo có thể là giá rau, củ quả…

Mặt khác, theo ông Lê Đăng Doanh, hiện nay chúng ta vẫn bất lực trong việc quản lý một số doanh nghiệp có vị thế lớn, chiếm lĩnh thị trường xăng dầu, điện… vốn có tác động không nhỏ đến nền kinh tế.

Trước mắt, theo ông Trần Hoàng Ngân, chúng ta nên khuyến cáo người dân khi thấy nơi nào bán hàng giá cao thì tìm những nơi bán giá thấp hơn nhưng phải uy tín để mua. Nhưng về lâu dài thì các cơ quan hữu quan phải nhanh chóng kiểm soát chặt chẽ lại giá cả ở các chợ, hệ thống bán lẻ… “Nói chung là phải kiểm soát cho được khâu trung gian, có như thế mới ổn định được mục tiêu kiềm chế lạm phát” - ông Ngân kết luận.

Yên Trang

Pháp Luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Mờ ảo tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế (31/01/2013)

>   Nhóm nghiên cứu VEPR: Lạm phát năm 2013 có thể ở mức 10% (30/01/2013)

>   PGS - TS. Trần Hoàng Ngân: Mầm mống lạm phát phi tiền tệ còn rất lớn (30/01/2013)

>   Hâm nóng dòng vốn FDI (30/01/2013)

>   VASS dự báo kinh tế rơi vào điểm đáy trong năm nay (30/01/2013)

>   Để nền kinh tế thoát khỏi “ma trận” (30/01/2013)

>   Lo lạm phát hay lo giảm phát? (30/01/2013)

>   Fitch giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm “B+” cho Việt Nam, triển vọng “ổn định” (29/01/2013)

>   Kiềm chế lạm phát vẫn là ưu tiên hàng đầu (29/01/2013)

>   Kinh tế thế giới năm 2012, triển vọng năm 2013 và những gợi ý chính sách tiền tệ cho Việt Nam (29/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật