Thứ Sáu, 15/02/2013 17:52

Các nhà sản xuất Việt Nam thuộc top lạc quan nhất thị trường mới nổi

Các thị trường mới nổi lấy lại đà tăng trưởng trong tháng Giêng

Các nhà sản xuất đạt mức tăng sản lượng mạnh nhất kể từ tháng 5/2011

Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm

Kết quả cuộc khảo sát mới nhất về chỉ số phát triển kinh tế tại các thị trường mới nổi (EMI) của HSBC cho thấy sản lượng sản xuất của Việt Nam tăng nhẹ và mức độ lạc quan của các nhà sản xuất trong nước đạt vị thứ 5 trong số các thị trường mới nổi trong tháng 1/2013.

Nguồn: HSBC

Theo đó trong tháng đầu tiên năm 2013, tình hình sản xuất tại Đông Nam Á không tốt bằng các thị trường mới nổi khác. Sản lượng sản xuất của Indonesia giảm nhẹ lần đầu tiên trong 7 tháng trong khi các doanh nghiệp sa thải nhân viên tháng thứ 3 liên tiếp do số đơn đặt hàng mới giảm sút. Trong khi đó, sản lượng sản xuất của Việt Nam lại tăng khá khiêm tốn và số đơn đặt hàng xuất khẩu mới giảm tháng thứ 9 liên tiếp.

Tuy nhiên, nếu xét về kỳ vọng sản lượng sản xuất thì mức độ lạc quan của các nhà sản xuất tại Indonesia và Việt Nam lại xếp ở vị trí thứ 4 và thứ 5. Xếp đầu bảng là Ả-rập Xê-út, Mexico và Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE).

Nhìn chung, cuộc khảo sát cho thấy các thị trường mới nổi đã lấy lại đà tăng trưởng trong tháng 1/2013 với việc các nhà sản xuất đạt được mức tăng sản lượng mạnh nhất kể từ tháng 5/2011 và sản lượng sản xuất Trung Quốc tăng trưởng nhanh nhất trong hai năm.

Cụ thể, chỉ số EMI đã tăng từ 53 điểm trong tháng 12/2012 lên 53.9 điểm trong tháng 1/2013. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 2/2012 và chỉ thấp hơn so với mức bình quân trong 7 năm của chỉ số này là 54.2 điểm.

Bắt đầu từ tháng 1/2013, chỉ số EMI sẽ được công bố hàng tháng. Lần đầu tiên Việt Nam tham gia danh sách các quốc gia khảo sát chỉ số EMI là vào quý 4/2012. Nằm trong danh sách các nước khảo sát chỉ số EMI cùng với Việt Nam có Cộng hòa Séc, Hồng Kông, Israel, Mexico, Ba Lan, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia, Các tiểu vương quốc Ả-rập Thống nhất, Ả-rập và những nước thuộc khối BRIC như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Được biết, EMI là một chỉ số được tập hơp từ các dữ liệu trong cuộc khảo sát Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) do Công ty cung cấp thông tin tài chính toàn cầu Markit tiến hành. Kể từ năm 2009, HSBC đã hợp tác với Markit để tài trợ và tiến hành các cuộc khảo sát PMI tại một số thị trường mới nổi.

Bên cạnh đó, Chỉ số sản lượng tương lai tổng hợp (Composite Future Output Index) – một chỉ số mới khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp trong khoảng thời gian 12 tháng - tăng lên mức cao nhất trong 2 tháng, qua đó cho thấy mức độ lạc quan cao của các doanh nghiệp thị trường mới nổi trong tháng 1.

Số liệu phân tích theo ngành cho thấy cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng, trong đó khối sản xuất mở rộng tháng thứ ba liên tiếp và đạt được tốc độ tăng trưởng nhanh nhất kể từ tháng 5/2011. Tương tự, khối dịch vụ lại ghi nhận đà tăng trưởng mạnh nhất trong bốn tháng.

Số đơn đặt hàng mới trong lĩnh vực sản xuất tại các thị trường mới nổi tăng nhanh nhất kể từ tháng 4/2011 lên mức cao nhất trong 22 tháng và diễn ra tại khắp các nền kinh tế, trừ Ai Cập, Hàn Quốc, Cộng hòa Séc và Phần Lan.

Trong tháng 1, các thị trường mới nổi hứng chịu sức ép giá cả cao nhất trong ba tháng. Lạm phát giá đầu vào trong lĩnh vực dịch vụ giảm nhẹ nhưng lạm phát chi phí đầu vào trong lĩnh vực sản xuất chạm mức cao nhất trong 15 tháng.

Lĩnh vực việc làm vẫn duy trì được đà tăng trưởng bắt đầu từ tháng 8/2009 với việc các nhà sản xuất tăng cường tuyển dụng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng 1, đánh dấu lần gia tăng liên tục đầu tiên trong 17 tháng.

Ông Pablo Goldberg, Giám đốc toàn cầu Khối Nghiên cứu các thị trường mới nổi, nhận định: “Sau năm 2012 đầy khó khăn, các điều kiện kinh tế tại các thị trường mới nổi tiếp tục đà cải thiện bắt đầu từ tháng 8 vừa qua. Cả số liệu về lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đều cho thấy hoạt động kinh tế không chỉ được hỗ trợ bởi các điều kiện nội địa khả quan, mà còn nhờ vào sự hồi sinh của số đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Tại 11 trong 16 nền kinh tế được khảo sát, chỉ số phụ về đơn đặt hàng xuất khẩu mới đạt trên 50 điểm, một kết quả chưa từng thấy kể từ tháng 4 vừa qua”.

Dù vậy, ông cho biết thêm: “Đà phục hồi nào cũng đi kèm với nguy cơ. Chỉ số PMI tháng 1 đã cho thấy giá cả đầu vào tăng ở khắp các nền kinh tế đo là phục hồi gần đây của giá dầu. Điều này cần phải được theo dõi cẩn thận. Áp lực này dường chưa vẫn chưa đè nặng lên vai người tiêu dùng. Giá xuất xưởng vẫn được kiềm hãm, tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương thị trường mới nổi duy trì lập trường nới lỏng trong thời điểm hiện tại”.

Phước Phạm (Vietstock)

FFN

Các tin tức khác

>   Thị trường vật liệu xây dựng: Gian khó, rõ anh tài (15/02/2013)

>   Chủ tịch FPT Trương Gia Bình: 'Kêu gọi đầu tư vào Việt Nam lúc này rất khó' (15/02/2013)

>   Xu thế đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt (14/02/2013)

>   Cơ hội nói thật và làm thật (13/02/2013)

>   Năm 2013: Doanh nghiệp sẽ tận dụng mọi cơ hội (13/02/2013)

>   Xuất khẩu 2013: Nâng cao giá trị, tập trung chiều sâu (12/02/2013)

>   Nâng vị thế Việt Nam trong giao thương quốc tế (12/02/2013)

>   Bà Phạm Chi Lan: 'Năm 2013, kinh tế vẫn khó còn BĐS thì cực khó' (12/02/2013)

>   Truyền hình: Mảnh đất béo bở cho DN viễn thông? (12/02/2013)

>   Taxi hút khách đầu năm (11/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật