Thứ Ba, 12/02/2013 09:45

Truyền hình: Mảnh đất béo bở cho DN viễn thông?

Thị trường truyền hình trả tiền năm 2013 được dự báo sẽ cạnh tranh rất khốc liệt với sự “đổ bộ” của các doanh nghiệp viễn thông.

Theo các chuyên gia, thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam trong năm2013 sẽ cạnh tranh khốc liệt, trong đó có sự “góp mặt” đáng kể của các doanh nghiệp viễn thông.

Thời gian qua, thị trường truyền hình trả tiền Việt Nam đã chứng kiến nhiều biến động. Con số của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông (Bộ Thông tin vàTruyền thông) cho thấy, hiện Việt Nam có hơn 40 đơn vị cung cấp dịch vụ như Truyền hình cáp Hà Nội (HCaTV), Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam VTC, HTVC, VSTV(K+), SCTV…

Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó ViệnChiến lược Thông tin và Truyền thông cho rằng mỗi loại hình (cáp, vệ tinh, mặtđất…) có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp khu vực là hợp lý.Từ nay đến năm 2015-2016 sẽ tái cơ cấu, sắp xếp, mua bán sáp nhập các anh đơn vị yếu với nhau và 2016 -2020 là các doanh nghiệp trung bình để hướng tới thị trường lành mạnh.

Bởi lẽ, tuy có số lượng doanh nghiệp tham gia đáng kể, nhưng thực tế thì truyền hình trả tiền mới chỉ phủ sóng phần ít dân số và chủ yếu là ở thành thị với khoảng 4,5 triệu thuê bao. Bởi thế, các chuyên gia cho rằng lĩnh vực này vẫn đang là mảnh đất nhiều tiềm năng cần khai phá.

Cũng theo dự báo của Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông, đến năm 2015 sẽ có 6,4 triệu thuê bao truyền hình trả tiền. Con số này sẽ đạt trên 14,2 triệu vào 2020. Doanh thu truyền hình quảng bá năm 2012 dự kiến vào khoảng 11.500 tỷ đồng, truyền hình trả tiền là 3.772 tỷ đồng thì đến 2020 lần lượt là 17.065 tỷ đồng và 20.478 tỷ đồng.

Nhận ra “miếng bánh” còn rất lớn, năm 2012, một số đơn vị như FPT Telecom,Viettel, VNPT... xin cấp phép để sớm nhảy vào lĩnh vực truyền hình cáp. Ngay lập tức, hiệp hội truyền hình trả tiền cùng một số thành viên đã “đệ đơn” lên cơ quan nhà nước, đề nghị ngăn cản bởi lý do như vậy là đầu tư ngoài ngành, lãng phí lớn về tiền của, ngân sách Nhà nước, không có thế mạnh về sản xuất truyền hình…

Dù thế, các doanh nghiệp viễn thông vẫn nhất quyết không chịu lùi bước. Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Tổng giám đốc Viettel từng cho biết, nhà mạng có lợi thế rất lớn khi làm truyền hình cáp. Hiện, các công ty viễn thông đều phải đưa cáp quang tới hộ gia đình và Viettel đã có 200.000km cáp quang trên toàn quốc. Đến 2015, đơn vị này phấn đấu cáp quang sẽ “áp sát” hộ gia đình ở khoảng cách 100 m.

Thực tế, khi tham gia vào thị trường truyền hình, các doanh nghiệp viễn thông sẽ tận dụng hạ tầng viễn thông khiến chi phí đầu tư giảm. Từ đó, các đơn vị này sẽ có động thái giảm giá thành, mà như Tổng Giám đốc Viettel Hoàng Anh Xuân từng nói là để “người nghèo nhất cũng có thể xem được truyền hình cáp.”

Còn ở hiện tại, với mức giá vào khoảng trên 100.000 đồng/tháng/thuê bao, dù có“vác” truyền hình cáp đến tận cổng thì nhiều người dân nghèo cũng không dám sử dụng dịch vụ này.

Tại cuộc tọa đàm về thị trường viễn thông năm 2013 do Câu lạc bộ Nhà báo ICT tổ chức cuối 2012, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc FPT thẳng thắn đưa ra nhận định: nếu không cho các doanh nghiệp viễn thông tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình cáp sẽ làm chậm lại sự phát triển của thị trường truyền hình trả tiền của Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Lê Nam Thắng cho rằng truyền hình ngày nay đã khác. Trước năm 2010, truyền hình vẫn được coi là lĩnh vực báo chí và đơn vị nào làm truyền hình thì làm cả hạ tầng. Khi đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã thấy được vấn đề. Khi Quy hoạch truyền dẫn-phát sóng phát thanh truyền hình ra đời đã coi hạ tầng truyền dẫn cho truyền hình là hạ tầng viễn thông, còn nội dung truyền hình mới coi là lĩnh vực báo chí. Việc tách này theo ông Thắng là để “tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia.”

Thế nhưng, cho dù như vậy thì thực tế nhiều doanh nghiệp viễn thông vẫn chưa xin được giấy phép. Tại Hội nghị tổng kết 2012 của Bộ Thông tin và Truyền thông, phía Viettel cho hay đã xin cấp phép từ tháng 2, song đến nay vẫn chưa được giải quyết.

Về việc này, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho rằng cơ quan quản lý cần bàn bạc tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển với quan điểm nếu chưa thật yên tâm thì cho làm thí điểm trước rồi mới triển khai chính thức. Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chậm nhất là tháng 2 tới, Bộ Thông tin và Truyền thông phải có trao đổi để trả lời doanh nghiệp và báo cáo Chính phủ.

Trung Hiền

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Taxi hút khách đầu năm (11/02/2013)

>   Khí thế sản xuất đầu xuân (11/02/2013)

>   Thương mại điện tử sẽ đổi được "vận" trong 2013? (11/02/2013)

>   “Viễn thông là lĩnh vực duy nhất có giá dịch vụ ngày càng rẻ” (10/02/2013)

>   Trừ “ung nhọt” để cho thương mại điện tử cất cánh (10/02/2013)

>   Thầy phong thủy lạc quan về kinh tế năm Quý Tỵ (10/02/2013)

>   Bộ Tài chính lệnh không tăng giá xăng dịp Tết (10/02/2013)

>   Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu VINATEX (09/02/2013)

>   Viễn thông di động 2012: Buồn nhiều hơn vui (08/02/2013)

>   HFIC sắp có cơ chế tài chính mới (08/02/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật