Thứ Năm, 31/01/2013 06:45

Nhà nhập khẩu Mỹ phản bác vụ kiện chống trợ cấp tôm

Ngày 29-1, Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã dẫn nguồn trên trang tin tức điện tử nổi tiếng về thủy sản khu vực Bắc Mỹ (Seafood.com) cho biết:

Ngày 17-1-2013, ông Tom Mazzetta, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mazzetta, một trong những nhà nhập khẩu tôm lớn nhất của Mỹ, đã lên tiếng phản bác lại đơn kiện chống trợ cấp của các nhà chế biến tôm nội địa Mỹ.

Quan điểm thẳng thắn của ông đã làm “nóng” giới truyền thông khi cho rằng đơn kiện chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu khiến ông nghĩ đến một trò chơi khăm mà ngành tôm khai thác của Mỹ đã duy trì và áp dụng đối với tôm nuôi nhập khẩu nhiều năm nay. Ông chỉ rõ sự khác biệt lớn giữa tôm nuôi và tôm khai thác do chi phí sản xuất của tôm khai thác và tôm nuôi khác nhau. Tôm nội địa không phải là sản phẩm tương tự tôm nuôi, không thể nào cạnh tranh về giá, sản lượng cũng như sự ổn định nguồn cung với tôm nuôi. Giải pháp cho sự khác biệt lớn về giá giữa hai sản phẩm là tăng cường tiếp thị để người tiêu dùng biết tại sao họ nên trả giá cao cho tôm khai thác. Cá hồi khai thác Alaska là một minh chứng rõ ràng cho trường hợp này.

Theo ông, khi nghĩ về thương mại không công bằng, người ta thường nghĩ đến các sản phẩm tương tự nhau trên thị trường như trang sức, thép, đồ hộp hay đệm lò xo. Các sản phẩm này nói chung đều được sản xuất ở nước ngoài và theo cách giống nhau. Vì vậy nếu giá thị trường giữa trang sức được sản xuất trong nước và sản xuất ở nước ngoài chênh lệch quá lớn, có thể khởi kiện để đảm bảo phần nào sự công bằng. “Thật nực cười khi cho rằng ngành tôm khai thác chỉ có thể vững mạnh bằng cách trừng phạt tôm nuôi nhập khẩu từ nước ngoài”.

Ông còn tiết lộ chính các nhà chế biến nội địa định giá bán tôm khai thác của Mỹ tại cảng và giá này được thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, do không thể giúp người tiêu dùng nhận biết được sự khác biệt giữa hai sản phẩm tôm, tại sao phải trả thêm tiền cho tôm khai thác, họ đã bán tôm khai thác với giá tương đương giá bán tôm nuôi để cạnh tranh. Chính thực tế này làm cho người khai thác tôm của Mỹ nhận được mức giá thấp hơn so với những gì họ xứng đáng được nhận. Họ được lôi kéo vào việc đổ lỗi cho tôm nuôi - sản phẩm duy nhất đang cạnh tranh trên thị trường. Tin này không có gì mới đối với người trong ngành tôm nhưng với nhiều người ngoài ngành, những tin tức hay những vụ kiện kiểu này khiến họ tin rằng lợi nhuận ngành khai thác tôm giảm là do giá tôm nuôi.

Theo ông Tom Mazzetta, chìa khóa dẫn tới thành công của ngành khai thác tôm Mỹ là đầu tư hơn nữa vào việc phát triển, quảng bá sản phẩm, thay vì nỗ lực chạy đua về giá với tôm nuôi và đổ lỗi cho tôm nuôi về sự thất thu của ngành. Cuối cùng, ông khẳng định tôm nuôi và tôm khai thác là hai sản phẩm hoàn toàn khác biệt, không thể cạnh tranh về giá trên thị trường thủy sản cũng như trong phòng xử án.

Quang Huy

Pháp Luật TPHCM

Các tin tức khác

>   Xây dựng Luật Quản lý vốn Nhà nước đầu tư vào DN (30/01/2013)

>   VNPT: VINASAT-2 từ chối nguồn vốn từ ngân hàng Mỹ (30/01/2013)

>   Vinapaco xin được khoanh nợ, không tính lãi vay (30/01/2013)

>   Xử lý viên chức quản lý DN 100% vốn Nhà nước kinh doanh thua lỗ (30/01/2013)

>   3 kịch bản cá tra 2013 (30/01/2013)

>   Bức tranh FDI: Nhiều gam màu sáng (30/01/2013)

>   Tư dinh đại gia thủy sản biến thành nhà hàng (30/01/2013)

>   Năm 2012, Vinalines lỗ 2.439 tỉ đồng (30/01/2013)

>   Doanh nghiệp giải thể tháng 1 tăng gần 7% (29/01/2013)

>   Công bố số liệu mới về doanh nghiệp ngành xây dựng thua lỗ (29/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật