Kiểm soát an toàn tài chính CTCK qua hệ thống cảnh báo sớm
Nhằm quản lý, giám sát hoạt động công ty chứng khoán (CTCK) dựa vào rủi ro trên cơ sở ba trụ cột là chỉ tiêu an toàn tài chính, khuôn khổ quản trị rủi ro và hệ thống cảnh báo sớm đối vài CTCK, Vụ quản lý kinh doanh chứng khoán – Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK) đã có bài tham luận chi tiết về mô hình cảnh báo sớm trong buổi “Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển TTCK năm 2013” do UBCK tổ chức vào sáng 09/01.
Trong mô hình cảnh báo sớm, ngoài các chỉ tiêu chấm điểm về giám sát tài chính còn có các chỉ tiêu định tính như quản trị công ty, chất lượng tuân thủ trong các hoạt động cung cấp dịch vụ và các hoạt động tác nghiệp khác của CTCK.
Mức độ rủi ro
|
Biện pháp xử lý
|
Mức độ xử lý
|
Cao
|
Kiểm tra tại chỗ
|
Ưu tiên
|
Trung bình
|
Yêu cầu giải trình và theo dõi thường xuyên
|
Trung bình
|
Thấp
|
Không
|
Thấp
|
Dựa trên cơ sở chấm điểm các rủi, UBCK sẽ có cơ sở thích hợp để chọn lọc đối tượng kiểm tra, thanh tra cũng như đề ra các phương án, mục tiêu xử lý phù hợp đối với các công ty chứng khoán.
Mục đích của hệ thống cảnh báo sớm
Hệ thống cảnh báo là công cụ hỗ trợ cho UBCK theo dõi đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng đáp ứng chi tiêu an toàn tài chính. Từ đó, nhằm:
1. Giám sát hoạt động của các công ty chứng khoán để nắm bắt kịp thời thực trạng, hiệu quả hoạt động, phát hiện sớm những trường hợp có sự suy giảm chỉ tiêu an toàn tài chính, ảnh hưởng đến hoạt động của CTCK;
2. Đánh giá hiệu quả hoạt động của các CTCK nhằm phân loại và có biện pháp xử lý kịp thời đối với những công ty hoạt động yếu kém, gặp rủi ro lớn.
3. Phân tích, dự báo được tình hình hoạt động của các CTCK để thực hiện tốt công tác quản lý và hoạch định chính sách phát triển thị trường.
Một số chỉ tiêu sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm
Chỉ tiêu sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm có nhiều tiêu thức lựa chọn khác nhau đối với thị trường của các nước cũng như đối với từng thời điểm áp dụng. Dưới đây là một số chỉ tiêu cơ bản được sử dụng trong hệ thống cảnh báo sớm:
1. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đòn bẩy tài chính: Mức độ đòn bẩy tài chính được sử dụng bởi một CTCK ảnh hưởng đến khả năng của công ty trước những cú sốc tài chính. Mức độ đòn bẩy tài chính càng cao, bảng cân đối kế toán càng kém ổn định.
2. Chỉ tiêu đánh giá mức độ đủ vốn: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của CTCK trong việc chi trả các khoản nợ hoặc bù đắp rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty.
3. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng tài sản: Cho biết độ tin cậy của giá trị tài sản đã công bố theo báo cáo tài chính so với kết quả dự kiến thu được nếu tiến hành thanh lý tài sản.
4. Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận: Bao gồm chỉ tiêu xác định khả năng cạnh tranh của CTCK, thông qua việc khống chế các chi phí ở mức hợp lý mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh; chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận trên cơ sở so sánh với nguồn vốn chủ của công ty, là cơ sở đánh giá hiệu quả tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn và là cơ sở để dự báo nhu cầu vốn cũng như phòng bị các rủi ro có thể xảy ra.
5. Chỉ tiêu đánh giá về tính thanh khoản: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng thanh toán của CTCK trong việc đáp ứng nhu cầu tiền mặt ngắn hạn và bù đắp rủi ro có thể xảy ra.
6. Chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ: Dùng dể đo lường khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ sắp tới của công ty.
7. Chỉ tiêu đánh giá quy mô tài sản: Dùng để xác định khả năng phòng tránh rủi ro đổ vỡ tài chính của CTCK nhờ tận dụng ưu thế quy mô để đa dạng hóa rủi ro và cạnh tranh với các công ty khác.
8. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng báo cáo tài chính: Trên cơ sở xem xét ý kiến ngoại trừ của công ty kiểm toán, đánh giá việc tuân thủ chuẩn mực kế toán kiểm toán và tuân thủ quy định có liên quan đến hoạt động kinh doanh.
9. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động của công ty: Đây là chỉ tiêu được tổng hợp từ việc đánh giá các rủi ro tiềm tàng của CTCK liên quan đến hoạt động tuân thủ, chất lượng kiểm toán nội bộ, chất lượng của công tác quản trị rủi ro trong toàn bộ công ty.
Viết Vinh ghi (Vietstock)
FFN
|