Thứ Hai, 14/01/2013 20:03

Cổ phiếu nào tăng mạnh nhất từ đầu năm?

Trong sự hưng phấn của thị trường 9 phiên đầu năm, việc cổ phiếu tăng giá mươi, mười phần trăm đã trở thành phổ biến trên thị trường. Tuy vậy cũng có không ít những cổ phiếu giảm giá mạnh.

Nhiều người cho rằng sóng thị trường những ngày đầu năm thuộc về cổ phiếu bluechips nhưng nhìn lại danh mục thực chất cổ phiếu vừa và nhỏ vẫn là các mã tăng mạnh nhất.

DDM là quán quân trong số đó khi tăng liên tục 7/9 phiên với mức 67%, nhảy vọt từ 900 đồng lên 1,600 đồng/cp. Tuy nhiên, khối lượng lẫn giá trị đều đạt rất thấp, hầu hết nhà đầu tư đều không được hưởng lời từ việc tăng giá này. Tương tự SBS, VES, VSG cũng có mức tăng đáng kể. Một điểm chung là các mã này đều đang gặp khó khăn trong kinh doanh và phải đối mặt với khả năng bị hủy niêm yết. Không loại trừ những cổ phiếu này ăn theo thị trường với mục đích xả hàng là chính.

Trong khi đó, PVFHSG tăng giá gần 37% lên 11,500 đồng/cp và 26% lên 24,300 đồng/cp có phần mang tính thực chất hơn nhờ thông tin về mua bán sáp nhập ngân hàng giữa PVF và Westerbank hay kết quả kinh doanh khả quan, vượt kế hoạch đề ra của HSG. Đặc biệt, PVF trở thành hàng “hot” được săn đón với thanh khoản từng phiên tăng khá mạnh.

Trên HNX đà tăng mạnh cũng chủ yếu rơi vào những cổ phiếu có yếu tố cơ bản thấp và yếu tố rủi ro cao như VBC, TKU, THV, SHN, VCM, GBS, VNN, VIG… Lượng giao dịch của các mã này hết sức ảm đạm và sức ảnh hưởng đến thị trường gần như bằng 0.

VBC, TKU dù tăng giá rất mạnh nhưng gần nhưng không được nhà đầu tư biết đến. Cả hai đều có 8 phiên tăng trần và 1 phiên đứng giá tham chiếu với mức tăng lần lượt 69% và 51% lên 26,600 đồng/cp và 8,000 đồng/cp.

Ở chiều ngược lại, TTP đứng đầu về mức giảm giá với 8 phiên liên tiếp, trong đó 4 phiên giảm sàn, mất gần 26% giá trị xuống còn 29,500 đồng/cp. Việc giảm giá mạnh của TTP xuất hiện kể từ khi có thông tin Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) chính thức thoái vốn khỏi công ty này.

Tại sàn HNX, HBEMIM “đội sổ” khi giảm 30% và 27% với thanh khoản hết sức èo uột.

Nhìn chung những cổ phiếu giảm điểm mạnh trên cả hai sàn đều có những thông tin tiêu cực, nhà đầu từ vì thế cũng đẩy mạnh bán ra những cổ phiếu này.

Sanh Tín (Vietstock)

ffn

Các tin tức khác

>   TTCK và 9 phiên giao dịch trong mơ (14/01/2013)

>   Quỹ đầu tư 2012: “Không có giây phút bình yên” (14/01/2013)

>   HOSE loại ITA, NTL khỏi danh mục VN30, bổ sung PGD và CSM (14/01/2013)

>   “Cơn điên” mới? (14/01/2013)

>   Tổng giám đốc BVS: 3 kịch bản cho TTCK năm 2013 (14/01/2013)

>   14/01: Bản tin đầu tuần (14/01/2013)

>   DXV: SGDCK yêu cầu giải trình chậm công bố thông tin (11/01/2013)

>   HAX: Giải trình cổ phiếu tăng 10 phiên liên tiếp (11/01/2013)

>   Lo ngại chất lượng hàng hoá chứng khoán giảm sút (11/01/2013)

>   Giá trị thanh toán giao dịch bình quân hàng năm qua VSD hơn 400 nghìn tỷ đồng (11/01/2013)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật