Thứ Sáu, 07/12/2012 14:30

Thoái vốn, khó như lên giời

Từ sau đổ bể của Vinashin, lỗ nặng của EVN, thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được yêu cầu khá gắt gao.

Trong chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về vấn đề này, yêu cầu đến 2015 các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải thoái hết vốn ở những lĩnh vực đầu tư ngoài ngành.

Nhưng xem ra để thực hiện được không dễ. Trong câu chuyện “trà dư tửu hậu”, một lãnh đạo doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Dầu khí nói với người viết, yêu cầu thoái vốn trong thời điểm này khó như đi lên giời. Cái khó được chỉ ra, trước hết là việc làm sao phải bán trên nguyên tắc “bảo toàn vốn” đã đầu tư.

Nếu bán dưới mệnh giá, thì phần lỗ biết quy trách nhiệm ra sao? Nếu người quyết định đầu tư đã về hưu còn “dễ ăn, dễ nói”, còn người ra quyết định đầu tư vẫn đang tại vị thì bản thân họ rất ngại thoái vốn, vì có thể đây là cớ để bị cấp trên xem xét trách nhiệm, cấp dưới xì xào.

Trong khi thị trường cổ phiếu ế ẩm, trên sàn giao dịch chính thức vô khối cổ phiếu khớp lệnh dưới mệnh giá, nhưng cũng ít người muốn mua. Với cổ phiếu chưa lên sàn, càng khó bán hơn.

Còn lý do tế nhị khác liên quan lợi ích. Còn vốn gửi ở các doanh nghiệp ngoài ngành, bản thân lãnh đạo cũng có thêm thu nhập, qua việc làm đại diện vốn góp hưởng thù lao.

Ví như khi còn làm Chủ tịch EVN, ông Đào Văn Hưng được cử làm đại diện góp vốn của EVN tại Ngân hàng An Bình, được bầu vào Hội đồng quản trị ngân hàng, mỗi năm thù lao từ vị trí này cũng hàng trăm triệu...

Những lý do trên, khiến câu chuyện thoái vốn xem ra chưa biết khi nào kết thúc, dù Thủ tướng đã ấn định hạn chót tới 2015. Từ nay tới đó cũng còn xa, nên lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty tha hồ đủng đỉnh, chả ai dại gì thoái vốn lúc này.

Đến hạn chót, lại có cả ngàn lý do trình bày để được “thông cảm”. Cũng giống như kế hoạch cổ phần hoá doanh nghiệp, nhiều ngành, địa phương chậm nhiều năm trời cũng chả sao.

Muốn kế hoạch thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước khả thi, cần thêm một chính sách cụ thể từ Chính phủ. Cụ thể ở đây chính là quan điểm thoái vốn, doanh nghiệp phải được bán theo giá thị trường.

Ngoài ra, mỗi tập đoàn, tổng công ty phải tự đặt ra lộ trình thoái vốn cho từng năm, không để sắp đến hạn chót lại “nước đến chân mới nhảy”.

Nhật Anh

tiền phong

Các tin tức khác

>   Bất cập hạ tầng cảng biển (07/12/2012)

>   Hãng thép Nhật hoãn quyết định rót 3,6 tỷ USD vào Việt Nam (07/12/2012)

>   “Thể chế, chính sách không nuôi dưỡng doanh nghiệp” (07/12/2012)

>   Vụ “hàng hiệu Ý”: Vừa giả, vừa trốn thuế? (07/12/2012)

>   Doanh nghiệp nhà nước thoái vốn đầu tư ngoài ngành: Bán lỗ ai chịu? (07/12/2012)

>   Nợ nần vòng quanh (11/12/2012)

>   Xuất khẩu thủy sản: Tìm điểm sáng 2013 (07/12/2012)

>   Thâm hụt thương mại giữa Việt-Ấn đang dần thu hẹp (06/12/2012)

>   Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam: “Đừng ảo tưởng vào bức tranh màu sáng” (06/12/2012)

>   Đuối sức sau cổ phần hóa, vì đâu? (06/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật