Thứ Ba, 04/12/2012 13:30

Nguyên nhân khiến châu Âu khó khăn kéo dài

Việc châu Âu có những giải pháp tạm bợ về kinh tế đã khiến châu lục này sa vào một cuộc khủng hoảng khó tìm ra lối thoát.

Người dân châu Âu, nhất là những người sống tại các nền kinh tế đang gặp khó khăn như Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đang lo âu khi tỷ  lệ thất nghiệp đang ở mức cao khó chấp nhận và tiếp tục tăng; kinh tế tiếp tục sụt giảm ở mức kỷ lục mới; đói nghèo tiếp tục gia tăng; việc di cư sang các nước mạnh hơn thuộc khu vực đồng euro như Đức đang đi kèm với các luồng vốn ra cao hơn.

Sự ổn định kinh tế của châu Âu vẫn khó đạt được vì một nguyên nhân đơn giản: các chính phủ vẫn không tìm ra được cách nào để tạo ra tăng trưởng kinh tế, việc làm và ổn định tài chính. Tiến trình tìm giải pháp này càng kéo dài, thì con bệnh kinh tế châu Âu càng suy yếu vì 3 nguyên nhân sau.

Thứ nhất, nền kinh tế khu vực đồng euro rất liên kết với nhau. Do vậy, chỉ là vấn đề thời gian để sự suy yếu tại khu vực này lan sang khu vực khác. Ví dụ như Đức đã từng nghĩ rằng họ có thể "miễn dịch" với những khó khăn đang xảy ra xung quanh họ. Nhưng sau một giai đoạn tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Đức đã giảm mạnh, xuống còn 0,2% trong quý 3/2012. Theo xu hướng này, mức tăng trưởng kinh tế quý 4 của Đức có thể bị âm.

Thứ hai, số tiền cứu trợ khu vực đồng euro đang tiếp tục tăng lên. Síp đang dự kiến cùng 3 nước khác là Hy Lạp, Ireland và Bồ Đào Nha yêu cầu được tài trợ chính thức. Với Tây Ban Nha cũng đang yêu cầu phải có thêm hàng tỷ euro để tái cấp vốn cho các ngân hàng của họ, gánh nặng đối với những người nộp thuế tại các nước khu vực đồng euro mạnh hơn về kinh tế, đang tăng lên. Đó chính là một trong những lý do khiến công ty xếp hạng tín dụng Moody's hạ cấp mức xếp hạng tín dụng AAA của Pháp sau Standard & Poor.

Thứ ba, sự lây lan khó khăn kinh tế đang lan ra ngoài 17 quốc gia thuộc khu vực đồng euro. Cuộc khủng hoảng nợ của khu vực này đang phá hoại sự hợp tác trong Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 thành viên, dẫn đến thất bại mới đây của hội nghị cấp cao về ngân sách EU.

Một sai lầm nghiêm trọng nữa là sự giả định rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể tạo ra ổn định kinh tế lâu dài. ECB không làm được điều này.

Nếu các chính phủ vẫn tiếp tục tranh cãi, điều lớn nhất mà ECB có thể làm là trì hoãn kịch bản xấu nhất. Các chính phủ châu Âu đang được khuyến cáo sử dụng "thỏa thuận ngừng bắn" tài chính mà ECB đang muốn hỗ trợ họ. Việc cho phép thỏa thuận này hết hạn mà không đạt được sự tiến bộ hướng tới sự ổn định lâu dài có thể khiến châu Âu vấp phải những gián đoạn, sẽ làm giảm đáng kể những triển vọng cho sự ổn định kinh tế, tăng trưởng và tạo việc làm lâu dài./.

Linh Đức

Chính phủ

Các tin tức khác

>   Chính phủ Hy Lạp mua lại nợ từ khu vực tư nhân (04/12/2012)

>   Hàn Quốc thắt chặt giám sát đầu tư nước ngoài (03/12/2012)

>   Goldman Sachs: 10 yếu tố chi phối thị trường tài chính năm 2013 (03/12/2012)

>   Tăng trưởng GDP của các nền kinh tế lớn giảm mạnh (03/12/2012)

>   Indonesia sẽ không còn là thị trường lao động giá rẻ (03/12/2012)

>   Kinh tế Thụy Điển tăng trưởng cao hơn mức dự đoán (03/12/2012)

>   Tây Ban Nha sẽ không thể giảm thâm hụt ngân sách (02/12/2012)

>   Quốc hội Mỹ đang cân nhắc bỏ tờ 1 USD (02/12/2012)

>   Giới chức Mỹ cáo buộc lẫn nhau về bế tắc tài chính (02/12/2012)

>   Chính sách khắc khổ có nguy cơ làm tê liệt Eurozone (02/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật