Thứ Hai, 17/12/2012 09:01

DN logistics: Chưa bơi khỏi bờ đã lo chết ngộp!

Không chỉ khối doanh nghiệp vận tải đối mặt khó khăn khi Việt Nam tham gia “Cộng đồng kinh tế các nước ASEAN (AEC) vào năm 2015, các doanh nghiệp hoạt động trong chuỗi dịch vụ hậu cần - logistics nói chung cũng được dự báo sẽ dễ “chết ngộp” nếu không được chuẩn bị, đầu tư đúng mức.

Theo tổng cục Thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 1.200 công ty đang hoạt động trong lĩnh vực được coi là logistics. Phát biểu tại một hội thảo cuối tuần qua, bà Phan Thị Thu Hiền, phó vụ trưởng vụ Vận tải và pháp chế, tổng cục Đường bộ Việt Nam (bộ Giao thông vận tải), cho rằng dù con số lớn như vậy nhưng đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều nhỏ, tự phát, hoạt động manh mún và chưa có tính liên kết để cùng nhau phát triển thị trường trong nước.

“Đơn cử, trong lĩnh vực giao nhận, nói chung hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều làm đại lý cho các công ty giao nhận, hoặc là các tập đoàn giao nhận của thế giới”, bà Hiền nói.

Ngoài vốn yếu, các công ty làm dịch vụ logistics của Việt Nam còn yếu về kiến thức pháp luật và các kiến thức về tài chính quốc tế. Chính vì những lẽ đó, theo bà Hiền, thời điểm hiện tại có khoảng 70% giá trị dịch vụ của hoạt động logistics tại Việt Nam được tạo ra bởi các công ty nước ngoài.

Tuy nhiên, theo ông Trần Huy Hiền, tổng thư ký hiệp hội Giao nhận kho vận Việt Nam, nói các doanh nghiệp logistics của Việt Nam yếu và manh mún và đổ tại các doanh nghiệp này không đầu tư để phát triển là không đúng hoàn toàn. “Chúng tôi sẽ mạnh nếu như có sự hỗ trợ từ nhà nước về các chính sách”, ông Hiền khẳng định.

Nhìn sang láng giếng, ông Hiền dẫn chứng: “Đơn cử như ở Trung Quốc, trước đây các doanh nghiệp logistics của họ cũng yếu vì mới hình thành, nhưng họ đã kịp thời có những chính sách hỗ trợ từ nhà nước nên doanh nghiệp phát triển được và từng bước khẳng định thương hiệu trên trường quốc tế”.

Theo ông Hiền, hiện tại các công ty logistics toàn cầu đã có mặt ở Việt Nam, hơn 20 tập đoàn giao nhận hàng đầu thế giới đã đầu tư theo các hình thức khác nhau. Trong đó, có không ít những tập đoàn giao nhận 100% vốn nước ngoài. “Nếu nhà nước không có những chính sách hỗ trợ ngay từ bây giờ (dù muộn) thì không còn hy vọng nào”, ông nói.

Đ.Lê – Đ.Quý

sài gòn tiếp thị

Các tin tức khác

>   Bộ Tài chính 'oằn lưng' trả nợ thay doanh nghiệp xi măng (17/12/2012)

>   Doanh nghiệp thủy sản bị lừa “cả chì lẫn chài” (17/12/2012)

>   Phát biểu về thủy điện như thế là vô trách nhiệm! (16/12/2012)

>   Bước chuyển xuất siêu (16/12/2012)

>   Việt Nam xuất khẩu cọc ống bê tông sang Nhật (16/12/2012)

>   Chỉ có 32 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra ổn định (16/12/2012)

>   Xử lý chuyển giá như tội trốn thuế (16/12/2012)

>   Chuyển giá: Vấn nạn toàn cầu (16/12/2012)

>   Không thể ngồi nhìn đổ vỡ (15/12/2012)

>   Doanh nghiệp lao đao vì bị nợ dây dưa (15/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật