Thứ Sáu, 28/12/2012 17:34

101 rủi ro kinh doanh

Nhiều DN cho rằng, họ phải được biết những thông tin liên quan khi ký kết hợp đồng như thẩm quyền ký kết, xem con dấu của pháp nhân. Ngoài ra, còn phải xem ai là đại diện theo pháp luật, vì nhiều DN đăng ký người đại diện theo pháp luật không phải là Tổng giám đốc, mà là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV...

Một lãnh đạo DN tâm sự, bây giờ trước khi ký kết bất cứ một văn bản nào với các DN ngoài, ngoài việc “thuộc lòng” luật còn phải tham vấn luật sư. Điều này để tránh đi lại “vết xe đổ” mà thời gian qua các DN đã mắc phải. Hàng loạt các hợp đồng kinh tế bị tòa tuyên vô hiệu cũng như bị DN từ chối thực thi cùng vì một lý do người ký vượt thẩm quyền.

Ví như vụ tranh chấp hợp đồng bảo hiểm xây dựng và lắp đặt Công trình Thủy điện Mường Hum giữa CTCP Bảo hiểm Viễn Đông (VASS) và CTCP Phát triển năng lượng Sơn Vũ. Theo quy định, công trình xây dựng phải mua bảo hiểm, nhưng khi công trình xây dựng và lắp đặt xong, phía thi công đã không thanh toán nốt phần phí bảo hiểm còn lại.

Bị kiện đòi phí, Sơn Vũ phản tố, đề nghị Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu do người ký kết của VASS không có thẩm quyền. Cụ thể, đại diện theo pháp luật của VASS là Chủ tịch HĐQT (theo Điều lệ VASS). Tổng giám đốc VASS tại thời điểm ký kết hợp đồng đã ủy quyền cho Phó tổng giám đốc ký kết. Nhưng Chủ tịch HĐQT VASS không có văn bản nào ủy quyền cho Tổng giám đốc thực hiện ký kết các hợp đồng; Phó tổng giám đốc ký hợp đồng nhưng đóng dấu Văn phòng đại diện.

Vụ tranh chấp hợp đồng mua bán cổ phần và chuyển giao tài sản giữa CTCP Tập đoàn Y Dược Bảo Long và CTCP Bảo Sơn cũng tương tự. Sau khi phát sinh tranh chấp, phía Bảo Long đã chỉ ra yếu tố dẫn đến hợp đồng vô hiệu như: người ký kết không đúng thẩm quyền, tài sản chuyển giao vi phạm điều cấm của pháp luật, quyền sở hữu trí tuệ chưa được định giá nên không thể chuyển giao…

Mới đây nhất là vụ VVF cũng bị từ chối trách nhiệm bảo lãnh thanh toán trái phiếu không hủy ngang với lý do người được ký không đủ thẩm quyền, văn bản không có số. Cũng như các DN khác, đại diện của VVF cho rằng, họ không có trách nhiệm phải biết về điều lệ cũng như quy chế hoạt động nội bộ của DN sẽ ký kết. Chưa kể những quy định nội bộ của ngân hàng có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ tùy theo độ tín nhiệm của HĐQT với ban điều hành. Hơn thế, một chứng thư bảo lãnh không phải tự sinh ra mà còn cả một hệ thống quản trị của ngân hàng đó giảm sát và quản lý.

Tham vấn luật sư vì thế được xem là một “chiếc phao” khiến cho các hợp đồng kinh doanh không bị chìm vào những rắc rối pháp lý. Ở đó DN cần phải tường tận điều lệ, quy chế quản trị nội bộ của các DN đặc biệt là vấn đề phân cấp, phân quyền trong DN.

Tuy nhiên, cuộc tìm kiếm những thông tin này còn mơ hồ hơn cả “đào vàng” khi DN không muốn công bố. Ngay cả DN là công ty đại chúng cũng không dễ tìm thấy điều này. Chưa kể đến những công ty hình thức cổ phần nhưng lại là công ty gia đình. Nắm các vị trí chủ chốt trong HĐQT và ban điều hành các thành viên trong gia đình “tự đá bóng, tự thổi còi” khiến DN bên ngoài khó có thể lường hết các tình huống.

Đây cũng là lý do nhiều DN cho rằng, họ phải được biết những thông tin liên quan khi ký kết hợp đồng như thẩm quyền ký kết, xem con dấu của pháp nhân. Ngoài ra, còn phải xem ai là đại diện theo pháp luật, vì nhiều DN đăng ký người đại diện theo pháp luật không phải là Tổng giám đốc, mà là Chủ tịch HĐQT, Chủ tịch HĐTV. Nếu không phải là người ấy ký thì người ký thay có ủy quyền của người ký trước hay có sự chấp thuận của HĐQT không. Ngày cả người đại diện pháp lý cũng có khi ký không đúng thẩm quyền.

Thông tin này, các DN phải công bố công khai minh bạch khi DN cần. “Thậm chí trở thành một điều kiện cần và đủ để ký kết các hợp đồng kinh tế”.

Nhất Thanh

thời báo ngân hàng

Các tin tức khác

>   Siết chặt xuất khẩu khoáng sản từ tháng 2-2013 (28/12/2012)

>   Thương hiệu Việt bị thâu tóm với giá bèo (28/12/2012)

>   Thách thức huy động vốn tư nhân (28/12/2012)

>   Làm ăn 2013: Ẩn số sức mua (28/12/2012)

>   Đau tim với thuế phí, giá cả 2012 (28/12/2012)

>   Công nhân 'vây' nhà máy thủy sản đòi nợ (27/12/2012)

>   PVN xây dựng kế hoạch 2013 dựa theo giá dầu ở mức 90 USD/thùng (27/12/2012)

>   Doanh nghiệp - Nhà bán lẻ thiếu “ông tơ, bà nguyệt” (27/12/2012)

>   Vì sao có chuyện “trái chiều” về xuất siêu 2012? (27/12/2012)

>   Hạ lãi suất cho vay: Khơi thông dòng vốn cho DN (27/12/2012)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật